Cá nhân dưới 18 tuổi tham gia đua xe đạp điện thì có bị xử phạt vi phạm hành chính với mức nhẹ hơn hay không?
Cá nhân tham gia đua xe đạp điện thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Xử phạt vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Theo điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Như vậy, theo quy định nêu trên người đua xe đạp điện trái phép trên đường giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền với lỗi đua xe đạp điện trái phép, người tham gia đua xe trái phép còn bị tịch thu phương tiện (xe đạp điện).
Cá nhân dưới 18 tuổi tham gia đua xe đạp điện thì có bị xử phạt vi phạm hành chính với mức nhẹ hơn hay không?
Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Theo khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý
Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:
1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;
2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ trên quy định việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên đua xe đạp điện trái phép phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính do đua xe đạp điện thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính do đua xe đạp điện bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
Có những biện pháp nào thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân dưới 18 tuổi hay không?
Theo Điều 138 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được bổ sung bởi khoản 69 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:
1. Nhắc nhở;
2. Quản lý tại gia đình.
3. Giáo dục đưa vào cộng đồng.
Căn cứ quy định trên thì có 03 biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân dưới 18 tuổi, cụ thể:
- Nhắc nhở;
- Quản lý tại gia đình.
- Giáo dục đưa vào cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?