Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Hợp đồng đại lý bảo hiểm bao gồm những nội dung nào?
- Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực không?
Hợp đồng đại lý bảo hiểm bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 126 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm như sau:
Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm
Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;
2. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm;
4. Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;
5. Hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác (nếu có);
6. Thời hạn hợp đồng;
7. Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó, hợp đồng đại lý bảo hiểm bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 126 nêu trên.
Đại lý bảo hiểm (Hình từ Internet)
Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định 98/2013/NĐ-CP về xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác khi không được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
c) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi chưa ký hợp đồng đại lý hoặc khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực.
...
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP về phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
1. Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:
...
b) Phạt tiền;
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức.
Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
Theo quy định trên, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực không?
Theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm như sau:
Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
...
3. Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Vì cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng nên Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt cá nhân này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?