Cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp nào?
- Cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp nào?
- Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là những thông tin nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp bảo vệ người sử dụng là trẻ em đúng không?
Cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp nào?
Việc đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng được quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Như vậy, theo quy định, cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của trẻ em nếu trẻ em đó từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trường hợp trẻ em dưới 7 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
Đồng thời, cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
Cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là những thông tin nào?
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP thì thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về:
- Tên, tuổi;
- Đặc điểm nhận dạng cá nhân;
- Thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
- Hình ảnh cá nhân;
- Thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
- Tài sản cá nhân;
- Số điện thoại;
- Địa chỉ thư tín cá nhân;
- Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán;
- Địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em;
- Thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp bảo vệ người sử dụng là trẻ em đúng không?
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.
3. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.
5. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.
Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm đúng không? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?