Cá nhân khi gửi phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia cần cung cấp những thông tin gì?
- Cá nhân khi gửi phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia cần cung cấp những thông tin gì?
- Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào?
- Sau khi được tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia được đánh giá, phân loại và chuyển xử lý ra sao?
Cá nhân khi gửi phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia cần cung cấp những thông tin gì?
Căn cứ Điều 41 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Yêu cầu của phản ánh, kiến nghị
Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị gửi qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
1. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
2. Thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị quy định tại Điều 39 Quy chế này.
3. Có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của tổ chức, cá nhân gửi phản ánh, kiến nghị; tổ chức, cá nhân phải có tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để gửi phản ánh, kiến nghị.
Theo đó, cá nhân khi gửi phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia cần cung cấp những thông tin sau:
- Tên cá nhân;
- Địa chỉ liên hệ, số điện thoại;
- Email cá nhân gửi phản ánh, kiến nghị;
Lưu ý: Cá nhân phải có tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để gửi phản ánh, kiến nghị.
Cá nhân khi gửi phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia cần cung cấp những thông tin gì? (hình từ internet)
Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào?
Tại Điều 43 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Quy trình tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý phản ánh, kiến nghị
...
2. Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
a) Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng tài khoản được phân quyền, truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để tiếp nhận, phân loại và chuyển xử lý các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân gửi đến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia;
b) Đối với phản ánh, kiến nghị được gửi bằng văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử, các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật đầy đủ nội dung các phản ánh, kiến nghị này vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Chiếu theo quy định này thì việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia được thực hiện như sau:
- Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng tài khoản được phân quyền, truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để tiếp nhận, phân loại và chuyển xử lý các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân gửi đến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia;
- Đối với phản ánh, kiến nghị được gửi bằng văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử, các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật đầy đủ nội dung các phản ánh, kiến nghị này vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi được tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia được đánh giá, phân loại và chuyển xử lý ra sao?
Tại khoản 3 Điều 43 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg quy định sau khi được tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị tại Cổng Dịch vụ công quốc gia được đánh giá, phân loại và chuyển xử lý như sau:
- Các phản ánh, kiến nghị không đúng nội dung, yêu cầu thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương thông tin cho tổ chức, cá nhân việc không tiếp nhận và nêu rõ lý do;
- Các phản ánh, kiến nghị chưa rõ nội dung quy định tại Điều 39 Quy chế này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
- Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu theo quy định nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu theo quy định thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý, các bộ, ngành, địa phương tiếp nhận, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Các phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền của hai hay nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau nhưng các cơ quan này không thống nhất được phương án xử lý, hoặc đã được các bộ, ngành, địa phương trả lời nhưng tổ chức, cá nhân không nhất trí và vẫn tiếp tục gửi phản ánh, kiến nghị hoặc các phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
+ Văn phòng Chính phủ tiếp nhận, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?