Cá nhân không làm nông được mua gom đất trồng lúa? Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng lúa lên bao lần sao với Luật cũ?

Cá nhân không làm nông được mua gom đất trồng lúa theo Luật Đất đai 2024? Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng lúa lên bao lần sao với Luật Đất đai 2013? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai?

Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng lúa lên bao lần sao với Luật cũ?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 về phân loại đất:

Phân loại đất
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
...

Theo đó, đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 177 Luật Đất đai 2024 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân:

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 của Luật này.
2. Việc xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Điều kiện về đất đai và công nghệ sản xuất;
b) Chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hóa.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

So với Điều 130 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.
2. Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.

Như vậy, so với Luật Đất đai 2013 thì Luật Đất đai 2024 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất trồng lúa (Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức không quá 10 lần) => Tăng tối đa không quá 05 lần so với Luật Đất đai 2013.

Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng lúa lên bao lần sao với Luật cũ?

Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng lúa lên bao lần sao với Luật cũ? (Hình từ Internet)

Cá nhân không làm nông có được mua gom đất trồng lúa?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:

Theo đó, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.

Hay nói cách khác, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa; tuy nhiên nếu nhận chuyển nhượng quá hạn mức thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai 2024:

Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải có các nội dung chính sau đây:

- Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;

- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;

- Vốn đầu tư;

- Thời hạn sử dụng đất;

- Tiến độ sử dụng đất.

11 Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai?

11 Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2024, cụ thể như sau:

(1) Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.

(2) Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.

(3) Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

(4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

(5) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.

(6) Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

(7) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

(8) Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

(9) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

(10) Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

(11) Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Lưu ý:

Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 01/08/2024), trừ các trường hợp sau:

- Điều 190 Luật Đất đai 2024 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

- Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng, cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.

- Khoản 9 Điều 60 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.

Đất trồng lúa Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đất trồng lúa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đất trồng lúa là gì? Người được nhà nước giao, cho thuê đất phi nông nghiệp từ đất trồng lúa có phải nộp tiền không?
Pháp luật
Thế nào là đất trồng lúa? Nhà nước hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa nào theo quy định?
Pháp luật
Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 01 vụ có thuộc yếu tố nhạy cảm về môi trường hay không?
Pháp luật
Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
Pháp luật
Đất trồng lúa được nhà nước cho thuê nằm trong quy hoạch thì có được gia hạn sử dụng theo quy định không?
Pháp luật
Được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao không?
Pháp luật
Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì? Không gây thoái hóa đất trồng lúa là nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa?
Pháp luật
Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa phải đảm bảo điều kiện gì?
Pháp luật
Đất trồng lúa còn lại là gì? Mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định như thế nào? Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất trồng lúa
604 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất trồng lúa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất trồng lúa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào