Cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu trong trường hợp nào? Khi nào công bố đăng ký lại hợp đồng theo mẫu?
Cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu trong trường hợp nào? Khi nào công bố đăng ký lại hợp đồng theo mẫu?
Theo Điều 13 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:
Đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp sau:
a) Khi pháp luật thay đổi làm thay đổi nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
c) Khi toàn bộ hoặc một phần hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bị hủy bỏ hoặc sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và công bố công khai sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký lại như trường hợp đăng ký lần đầu theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu trong trường hợp sau:
- Khi pháp luật thay đổi làm thay đổi nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Khi toàn bộ hoặc một phần hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bị hủy bỏ hoặc sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 55/2024/NĐ-CP.
Ngoài ra, cá nhân kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký lại hợp đồng theo mẫu và công bố công khai sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký lại.
Cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu trong trường hợp nào? Khi nào công bố đăng ký lại hợp đồng theo mẫu? (hình từ internet)
Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản nào?
Theo khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản sau đây:
- Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
- Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp theo hợp đồng;
- Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp, các thành phần cấu thành giá cuối cùng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật có quy định phải công khai cấu thành giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
- Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng;
- Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng.
Người tiêu dùng làm mất hợp đồng theo mẫu có được yêu cầu cá nhân kinh doanh cung cấp lại hợp đồng không?
Theo Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về thực hiện hợp đồng theo mẫu như sau:
Thực hiện hợp đồng theo mẫu
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành thời gian hợp lý để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng trước khi giao kết hợp đồng theo mẫu.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu từ người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng.
3. Hợp đồng theo mẫu phải được tổ chức, cá nhân kinh doanh công khai theo hình thức niêm yết ở vị trí dễ nhìn thấy tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) để người tiêu dùng biết về nội dung của hợp đồng trước khi người tiêu dùng giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hoạt động đặt cọc, thanh toán trước khi hợp đồng được giao kết.
Như vậy, nếu người tiêu dùng làm mất hợp đồng theo mẫu được yêu cầu cá nhân kinh doanh cung cấp bản sao hợp đồng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu từ người tiêu dùng cá nhân kinh doanh có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực.
Ngoài ra, hợp đồng theo mẫu phải được cá nhân kinh doanh công khai theo hình thức niêm yết ở vị trí dễ nhìn thấy tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) để người tiêu dùng biết về nội dung của hợp đồng trước khi người tiêu dùng giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hoạt động đặt cọc, thanh toán trước khi hợp đồng được giao kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?