Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò có bắt buộc ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống hay không?
- Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò có bắt buộc ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống hay không?
- Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò không ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò không ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống không?
Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò có bắt buộc ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống hay không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi
...
2. Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.
...
Theo quy định nêu trên thì cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò có bắt buộc ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống và thêm các thông tin về chủ hộ, ngày phối giống, lần phối.
Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò không ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi sau đây:
a) Không có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định;
b) Không có hồ sơ ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi không có hồ sơ giống theo quy định.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi sau đây:
a) Không có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;
b) Không có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng;
c) Sản xuất tinh từ đực giống chưa được kiểm tra năng suất cá thể;
d) Khai thác trứng giống không phải từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc tương đương trở lên, trừ trường hợp khai thác trong tự nhiên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tiêu hủy tinh, trứng giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều này.
Theo đó, trường hợp cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò không ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống có thể bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò không ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Thanh tra, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; khoản 1, 2 và 3 Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33 và Điều 35 Nghị định này;
....
Theo điểm a khoản 2 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò không ghi chép thông tin về số hiệu đực giống, cái giống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?