Cá nhân muốn cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật cho cơ quan nhà nước có thể đến trực tiếp trụ sở tiếp công dân hay không?
- Thông tin về thi hành pháp luật có được thu thập từ các kiến nghị của cá nhân hay không?
- Cá nhân muốn cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật cho cơ quan nhà nước có thể đến trực tiếp trụ sở tiếp công dân hay không?
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật hay không?
Thông tin về thi hành pháp luật có được thu thập từ các kiến nghị của cá nhân hay không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định liên quan đến vấn đề thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật như sau:
Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật từ báo cáo của các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này theo các nội dung sau đây:
a) Số lượng, hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiến độ và lý do chậm tiến độ; số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ và tính khả thi không cao;
b) Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện; thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật;
c) Tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;
d) Tình hình xử lý vi phạm pháp luật.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.
Tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật hoặc qua Trang thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng để đánh giá tình hình thi hành pháp luật.
Cụ thể, khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BTP quy định về các nguồn tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật như sau:
Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
..
3. Thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập, tiếp nhận từ các nguồn sau đây:
a) Báo cáo hành chính của cơ quan nhà nước;
b) Kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;
c) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân;
đ) Các nguồn thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
Từ những quy định trên, có thể thấy thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập, tiếp nhận từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
Cá nhân muốn cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật cho cơ quan nhà nước có thể đến trực tiếp trụ sở tiếp công dân hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân muốn cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật cho cơ quan nhà nước có thể đến trực tiếp trụ sở tiếp công dân hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BTP quy định như sau:
Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
..
4. Tổ chức, cá nhân có thể cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức sau:
a) Gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân;
c) Qua Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
đ) Qua số điện thoại của cơ quan nhà nước, đường dây nóng;
đ) Qua hòm thư điện tử;
e) Các hình thức cung cấp thông tin phù hợp khác.
Theo đó, pháp luật hiện hành có quy định một số hình thức cụ thể trong trường hợp cá nhân, tổ chức muốn cung cấp các thông tin về tình hình pháp luật cho cơ quan nhà nước, trong đó có hình thức trực tiếp đến cung cấp thông tin tại trụ sở tiếp công dân.
Do đó, nếu bạn có các thông tin liên quan và có nhu cầu cung cấp, phản ánh cho cơ quan nhà nước thì có thể đến tại trụ sở tiếp công dân tại địa phương mình để thực hiện.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BTP quy định như sau:
Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
...
2. Trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
a) Bộ Tư pháp thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước.
b) Bộ, cơ quan ngang bộ thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ.
Cơ quan thuộc Chính phủ thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
c) Ủy ban nhân dân các cấp thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?