Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động có bắt buộc phải có kinh nghiệm làm việc thực tế hay không?

Tôi vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến an toàn lao động. Tôi muốn được cấp chứng chỉ kiểm định viên để đi làm thì cần có những điều kiện gì? Cần phải có kinh nghiệm làm việc trên thực tế hay không? Hồ sơ đề nghị gồm những gì?

Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động có bắt buộc phải có kinh nghiệm làm việc thực tế hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 44/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:

Chứng chỉ kiểm định viên
1. Chứng chỉ kiểm định viên được cấp cho cá nhân bảo đảm tiêu chuẩn của kiểm định viên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Theo đó, nếu muốn được cấp chứng chỉ kiểm định viên, bạn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của kiểm định viên được quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 9 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, bị bãi bỏ khoản 2 bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định những tiêu chuẩn cụ thể đối với một kiểm định viên như sau:

Tiêu chuẩn kiểm định viên
1. Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
3. Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
4. Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vừa tốt nghiệp đại học liên quan đến an toàn lao động. Do đó, để được cấp chứng chỉ kiểm định viên, bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Bằng đại học thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định

- Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định

- Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Có thể thấy, có kinh nghiệm làm việc trên thực tế là một trong những yêu cầu tối thiểu đối với cá nhân để được cấp chứng chỉ kiểm định viên.

Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động có bắt buộc phải có kinh nghiệm làm việc thực tế hay không?

Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động có bắt buộc phải có kinh nghiệm làm việc thực tế hay không? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động gồm những thành phần nào?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, khoản 4 bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, khoản 5 bị bãi bỏ bởi Điều 4 Nghị định 4/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 13/02/2023) có quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên bao gồm:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
2. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;
3. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;
6. 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;

- Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;

- Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;

- 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Trước đây, Điều 11 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;

2. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;

3. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;

5. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;

6. 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động được quản lý và sử dụng như thế nào sau khi cấp?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, việc quản lý và sử dụng chứng chỉ kiểm định viên được quy định cụ thể như sau:

"Điều 14. Quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định viên
1. Kiểm định viên có trách nhiệm xuất trình chứng chỉ kiểm định viên theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và với tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định; chỉ được kiểm định đối với đối tượng kiểm định trong phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên.
2. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;
c) Không làm việc tại bất kỳ tổ chức kiểm định nào từ 12 tháng trở lên;
d) Kiểm định ngoài phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên;
đ) Thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên."

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những điều kiện và thành phần hồ sơ để được cấp chứng chỉ kiểm định viên. Đồng thời, việc quản lý và sử dụng chứng chỉ kiểm định viên cũng được hướng dẫn cụ thể như trên.

Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ kiểm định viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IC ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, bị thay thế bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 4/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 13/02/2023).

Chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động
An toàn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
Pháp luật
Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
Pháp luật
Yêu cầu đối với người vận hành cầu trục trong công tác an toàn lao động đối với cầu trục cổng trục là gì?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định của tổ chức sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động là mẫu nào?
Pháp luật
Thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì có tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn lao động không?
Pháp luật
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng khi vi phạm quy định về an toàn lao động không?
Pháp luật
Nhân viên nhà máy xi măng vi phạm quy định về an toàn lao động làm 7 người chết bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Khi khai thác và chế biến đá làm vật liệu sản xuất xi măng, người sử dụng lao động, người lao động phải đặc biệt chú trọng vấn đề nào về an toàn lao động?
Pháp luật
Người trực tiếp giám sát về an toàn lao động tại nhà máy xi măng có bắt buộc phải tham gia huấn luyện an toàn lao động?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động mới nhất năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động
3,501 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động An toàn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động Xem toàn bộ văn bản về An toàn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào