Cá nhân muốn sản xuất phân bón thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đúng không?
- Cá nhân muốn sản xuất phân bón thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đúng không?
- Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng khi xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định thế nào?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được cấp theo trình tự như thế nào?
Cá nhân muốn sản xuất phân bón thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đúng không?
Căn cứ Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 quy định điều kiện sản xuất phân bón như sau:
Điều kiện sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
...
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân muốn sản xuất phân bón thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.
Cá nhân muốn sản xuất phân bón thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đúng không? (Hình từ Internet)
Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng khi xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón như sau:
Quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón
1. Điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.
2. Điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.
4. Điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
(1) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
(2) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;
(3) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
(4) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
(5) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
(6) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Như vậy, điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng đó là: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được cấp theo trình tự như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được cấp theo trình tự như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt 2018 và lập biên bản kiểm tra.
Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?