Cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó thiên tai có được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp tại Việt Nam hay không?
- Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai được ưu tiên ở lĩnh vực nào?
- Hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai bao gồm những nội dung gì?
- Cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó thiên tai có được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp tại Việt Nam hay không?
Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai được ưu tiên ở lĩnh vực nào?
Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên được ưu tiên ở lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 38 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về phương án ứng phó thiên tai như sau:
Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai
1. Bảo đảm tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bảo đảm lợi ích quốc gia.
2. Tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
4. Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm cứu nạn; hợp tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai.
Theo đó, hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai cần đảm bảo nguyên tắc sau:
– Bảo đảm tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bảo đảm lợi ích quốc gia.
– Tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng chống thiên tai.
– Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm cứu nạn; hợp tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai.
Như vậy, căn cứ trên quy định ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm cứu nạn; hợp tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai.
Hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 39 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:
Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai
1. Hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai.
2. Hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn.
3. Hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo.
4. Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong phòng, chống thiên tai.
Theo đó, hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai bao gồm những nội dung sau:
– Hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai.
– Hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn.
– Hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo.
– Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong phòng chống thiên tai.
Cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó thiên tai có được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp tại Việt Nam hay không?
Theo Điều 41 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về phương án ứng phó thiên tai như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có quyền sau đây:
a) Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
b) Được ưu tiên về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
c) Được ưu tiên về thủ tục lưu trú.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
b) Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, căn cứ trên quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó thiên tai tại Việt Nam như sau:
(1) Quyền:
– Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
– Được ưu tiên về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
– Được ưu tiên về thủ tục lưu trú.
(2) Nghĩa vụ:
– Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
– Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Như vậy, cá nhân nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp khi tham gia hoạt động ứng phó thiên tai tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?