Cá nhân phổ biến nội dung đồi trụy, khiêu dâm trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? 04 Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội?

Cá nhân phổ biến nội dung đồi trụy, khiêu dâm trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? 04 Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội? Quy trình xử lý hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo đối với nghệ sỹ có hành vi trái thuần phong mỹ tục do đơn vị nào chủ trì thực hiện?

Cá nhân phổ biến nội dung đồi trụy, khiêu dâm trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Căn cứ tại Điều 16 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 về quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, dịch vụ văn hoá, thông tin trong phòng, chống mại dâm

Quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, dịch vụ văn hoá, thông tin trong phòng, chống mại dâm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, phổ biến những hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi trụy, khiêu dâm, kích động tình dục.

Đồng thời, "Đồi trụy" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

"Khiêu dâm" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.

(Khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm)

Theo đó, cá nhân không được sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, phổ biến những hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi trụy, khiêu dâm, kích động tình dục.

Cá nhân phổ biến nội dung đồi trụy, khiêu dâm trên mạng xã hội có thể bị xử lý như sau:

1. Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (tên Điều này được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Theo đó, cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc thì có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm trên.

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Cá nhân phổ biến nội dung đồi trụy, khiêu dâm trên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy", cụ thể như sau:

(1) Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

- Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

- Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

- Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Có tổ chức;

- Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);

- Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

- Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

- Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

- Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

- Tái phạm nguy hiểm.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

- Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

- Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

- Phổ biến cho 101 người trở lên.

(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 - Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy)

Cá nhân phổ biến nội dung đồi trụy, khiêu dâm trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? 04 Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội?

Cá nhân phổ biến nội dung đồi trụy, khiêu dâm trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? 04 Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội? (Hình từ Internet)

Quy trình xử lý hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo đối với nghệ sỹ có hành vi trái thuần phong mỹ tục do đơn vị nào chủ trì thực hiện?

Căn cứ tại mục 3 Phần 2 Kế hoạch hành động cập nhật Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành kèm theo Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 thì:

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Quản lý thông tin trên môi trường mạng, tăng tỷ lệ thông tin tích cực - Quản lý người nổi tiếng trên mạng

Đơn vị chủ trì: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Đơn vị phối hợp: Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Sản phẩm: Quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sỹ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục

Thời gian hoàn thành: Tháng 10/2023

04 Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội?

04 Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng được quy định tại Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, cụ thể như sau:

Quy tắc 1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy tắc 2. Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Quy tắc 3. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

Quy tắc 4. Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mua bán truyện 18+ có phải đi tù hay không? Mua bán truyện 18+ phạm tội gì? Nếu có thì đi mấy năm?
Pháp luật
Đọc truyện 18+ có phạm pháp không? Rủ rê bạn bè cùng đọc truyện 18+ có phạm tội hay không theo quy định?
Pháp luật
Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
Pháp luật
Phim đen là gì? Phổ biển phim đen cho người dưới 18 tuổi thì bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định?
Pháp luật
Thành viên của trang web phim 18+ có bị truy cứu hình sự không? Phim 18+ hợp pháp được xác định dựa trên những tiêu chí nào?
Pháp luật
Là thành viên các group xin link 18+ trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng?
Pháp luật
Phim 18+ có phải văn hóa phẩm đồi trụy không? Mua bán phim 18+ có phải đi tù hay không? Nếu có thì đi mấy năm?
Pháp luật
Ảnh khỏa thân là gì? Hành vi chụp ảnh khỏa thân đăng lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Tham gia nhóm kín link phim 18+ thì đi mấy năm tù? Tham gia nhóm kín link phim 18+ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Ảnh nude là gì? Ảnh nude có phải là văn hóa phẩm đồi trụy? Chụp ảnh nude có vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
2,069 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào