Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào?
- Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại đâu?
- Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước gồm có những tài liệu nào?
- Cá nhân sản xuất sản phẩm thức ăn đậm đặc mà không công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của BNNPTNN thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại đâu?
Tại Điều 33 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về việc công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc như sau:
Công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
1. Sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
3. Tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tự công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc. Thông tin sản phẩm công bố phải phù hợp với hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Ngay sau khi tự công bố thông tin sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm đã công bố.
...
Theo đó, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tự công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc. Thông tin sản phẩm công bố phải phù hợp với hồ sơ công bố.
Ngay sau khi tự công bố thông tin sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm đã công bố theo quy định.
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước gồm có những tài liệu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
...
2. Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc bao gồm:
a) Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước bao gồm tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 34 của Luật này;
b) Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc nhập khẩu bao gồm tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 34 của Luật này. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
...
Như vậy, theo quy định trên, hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước gồm có những tài liệu sau đây:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
- Mẫu của nhãn sản phẩm.
Cá nhân sản xuất sản phẩm thức ăn đậm đặc mà không công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của BNNPTNN thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định trên, cá nhân sản xuất sản phẩm thức ăn đậm đặc mà không công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của BNNPTNN thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức tiền trên áp dụng đối với cá nhân, đối với hành vi vi phạm của tổ chức thì bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?