Cá nhân thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có chứng chỉ gì?
Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có bao gồm giám định tổn thất bảo hiểm?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 định nghĩa dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.
7. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm tư vấn, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không bao gồm việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự thực hiện để triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm của chính tổ chức đó.
8. Tư vấn là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm, đề phòng, hạn chế tổn thất bảo hiểm.
9. Đánh giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động nhận diện, phân loại, đánh giá tính chất và mức độ rủi ro, đánh giá việc quản trị rủi ro về con người, tài sản, trách nhiệm dân sự làm cơ sở tham gia bảo hiểm, tái bảo hiểm.
10. Tính toán bảo hiểm là hoạt động thu thập, phân tích số liệu thống kê, tính phí bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, vốn, khả năng thanh toán, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, xác định giá trị doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
11. Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất và tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm đánh giá rủi ro bảo hiểm.
Theo đó, giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất và tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Lưu ý: Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không bao gồm việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự thực hiện để triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm của chính tổ chức đó.
Cá nhân thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có chứng chỉ gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có chứng chỉ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:
a) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm;
b) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện tư vấn.
2. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:
a) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm;
b) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện đánh giá rủi ro.
3. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tại các khoản 2, 3 Điều 29 và khoản 2 Điều 30 Nghị định này.
4. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn như sau:
a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
b) Có chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm;
c) Có ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực giám định.
5. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:
a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên;
b) Có chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện hỗ trợ giải quyết bồi thường.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm.
Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phải do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm;
Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là gì?
Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định tại Điều 141 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể như sau:
- Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
- Tuân theo tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm.
- Tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?