Cá nhân thuộc đối tượng phải chào mua công khai cổ phiếu nhưng không đăng ký chào mua thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Cá nhân dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng thì có phải đăng ký chào mua công khai không?
- Cá nhân thuộc đối tượng phải chào mua công khai cổ phiếu nhưng không đăng ký chào mua thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Cá nhân không đăng ký chào mua công khai cổ phiếu thì có bị buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm không?
Cá nhân dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng thì có phải đăng ký chào mua công khai không?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật Chứng khoán 2019 quy định về việc chào mua công khai như sau:
Chào mua công khai
1. Các trường hợp sau đây phải chào mua công khai và đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
a) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 46 Điều 4 của Luật này dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng;
b) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 46 Điều 4 của Luật này nắm giữ từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng dự kiến mua tiếp dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt hoặc vượt mức 35%, 45%, 55%, 65%, 75% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 46 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
46. Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây:
...
b) Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc vốn góp của doanh nghiệp đó;
c) Tổ chức, cá nhân mà trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi tổ chức, cá nhân đó hoặc cùng với tổ chức, cá nhân đó chịu chung một sự kiểm soát;
d) Cá nhân và bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân đó;
đ) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đó quản lý;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp cá nhân dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đó thì phải chào mua công khai và đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cá nhân dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng thì có phải đăng ký chào mua công khai không? (Hình từ Internet)
Cá nhân thuộc đối tượng phải chào mua công khai cổ phiếu nhưng không đăng ký chào mua thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 16 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định vi phạm quy định về chào mua công khai như sau:
Vi phạm quy định về chào mua công khai
...
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật;
b) Thực hiện chào mua công khai khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa có văn bản chấp thuận đăng ký chào mua hoặc khi chưa được tổ chức, cá nhân chào mua công bố công khai việc chào mua theo phương thức pháp luật quy định; thực hiện chào mua công khai không đúng với phương án đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Rút lại đề nghị chào mua công khai trong các trường hợp không được nêu trong Bản công bố thông tin chào mua công khai hoặc Bản cáo bạch phù hợp với quy định pháp luật hoặc khi chưa báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, cá nhân thuộc đối tượng phải chào mua công khai cổ phiếu nhưng không đăng ký chào mua công khai theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Cá nhân không đăng ký chào mua công khai cổ phiếu thì có bị buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm không?
Căn cứ khoản 6 Điều 17 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 16 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định vi phạm quy định về chào mua công khai như sau:
Vi phạm quy định về chào mua công khai
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm e, g khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này;
c) Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này;
d) Buộc bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, trường hợp cá nhân thuộc đối tượng phải chào mua công khai cổ phiếu nhưng không đăng ký chào mua công khai theo quy định thì ngoài bị phạt tiền, cá nhân còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?