Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì bị xử phạt theo những hình thức nào?
- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì bị xử phạt theo những hình thức nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là bao lâu?
- Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu xử phạt được tính từ thời điểm nào?
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì bị xử phạt theo những hình thức nào?
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 4 Nghị định 41/2018/NĐ-CP như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
(1) Cảnh cáo;
(2) Phạt tiền.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
(1) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
(2) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;
(3) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
(4) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì bị xử phạt theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
...
Như vậy, theo quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu xử phạt được tính từ thời điểm nào?
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Đối với hành vi vi phạm về kế toán và kiểm toán độc lập quy định tại Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính để tính thời hiệu xử phạt là:
- Thời điểm tổ chức, cá nhân thực hiện xong quy trình nghiệp vụ, yêu cầu công việc theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán độc lập;
- Thời điểm tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
d) Để xem xét hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc hay đang thực hiện, ngoài việc căn cứ điểm c trên đây, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hồ sơ, tài liệu và tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định hành vi vi phạm đã kết thúc hay hành vi vi phạm đang thực hiện.
...
Như vậy, theo quy định, đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?