Cá nhân, tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong trường hợp nào?
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm những hành vi nào?
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có thể hiểu là:
- Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
- Vi phạm quy định của pháp luật về hải quan mà không phải là tội phạm,
- Theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm các hành vi sau đây:
(1) Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
(2) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
(3) Vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
(4) Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính nêu trên thì tổ chức, cá nhân có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính, đó là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Lưu ý: Biện pháp cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm.
Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn có thể bị áp dụng thêm các hình thức sau đây:
(1) Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
(2) Biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm:
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định;
- Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
- Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu;
- Buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng;
- Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân, tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 128/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Việc miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, để được miễn toàn bộ tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020). Cụ thể:
Thứ nhất, đối với cá nhân:
Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn;
Đồng thời, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
Điều kiện được hoãn thi hành quyết định phạt tiền đối với cá nhân được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
- Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên;
- Đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
Trường hợp gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp 2: Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên;
Đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
Trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Thứ hai, đối với tổ chức:
Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
Điều kiện được hoãn thi hành quyết định phạt tiền đối với tổ chức được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
- Bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
- Đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
(2) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
(3) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
Lưu ý: Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gửi người đã ra quyết định xử phạt.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt sẽ xem xét, quyết định việc miễn và thông báo cho người có đơn đề nghị miễn tiền phạt biết.
Trường hợp không đồng ý với việc miễn tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
Cá nhân, tổ chức được miễn tiền phạt thì được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ.
Tình tiết giảm nhẹ mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 128/2020/NĐ-CP và Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, các tình tiết giảm nhẹ mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan gồm có:
(1) Người vi đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
(2) Người vi đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
Tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
(3) Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
(4) Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
(5) Người vi phạm là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(6) Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
(7) Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
(8) Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
(9) Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?