Cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua những hình thức nào?
Cá nhân, tổ chức nào được thực hiện phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
2. Cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có phản ánh, kiến nghị.
3. Tổ chức là doanh nghiệp, hội, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật có phản ánh, kiến nghị.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức sau đây được thực hiện phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, gồm:
- Cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có phản ánh, kiến nghị.
- Tổ chức là doanh nghiệp, hội, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật có phản ánh, kiến nghị.
Cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua những hình thức nào?
Theo Điều 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
Hình thức phản ánh, kiến nghị
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
1. Văn bản.
2. Điện thoại.
3. Phiếu lấy ý kiến.
4. Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Căn cứ trên quy định các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
- Văn bản.
- Điện thoại.
- Phiếu lấy ý kiến.
- Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 5 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định về nội dung phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính như sau:
Nội dung phản ánh, kiến nghị
1. Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
2. Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
3. Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
4. Quy định hành chính không hợp pháp.
5. Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
6. Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
7. Phương án xử lý những phản ánh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
8. Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Theo quy định nêu trên thì các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính bao gồm những nội dung sau đây:
- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
- Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
- Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
- Quy định hành chính không hợp pháp.
- Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
- Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
+ Phương án xử lý những phản ánh về:
+ Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
+ Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
+ Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
+ Quy định hành chính không hợp pháp.
+ Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
+ Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
- Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?