Cá nhân, tổ chức thực hiện việc thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán thì phải thực hiện thủ tục như thế nào?
- Các trường hợp nào cá nhân, tổ chức có thể thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch?
- Cá nhân, tổ chức thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán thì phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Cá nhân, tổ chức thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán thì phải thực hiện theo trình tự như thế nào?
Các trường hợp nào cá nhân, tổ chức có thể thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán phải báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
- Thay đổi thành viên lưu ký;
- Thay đổi tên, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động, địa chỉ trụ sở chính, số giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức;
- Thay đổi tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc, số hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cá nhân.
Thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán
Cá nhân, tổ chức thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán thì phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 148 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì hồ sơ báo cáo thay đổi thông tin bao gồm:
- Báo cáo thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động có các nội dung thay đổi hoặc tài liệu khác về các thay đổi đối với trường hợp thay đổi các nội dung như tên, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động, địa chỉ trụ sở chính, số giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức;
- Hộ chiếu mới hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp mới đối với trường hợp thay đổi các nội dung như tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc, số hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cá nhân.
Cá nhân, tổ chức thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán thì phải thực hiện theo trình tự như thế nào?
Khoản 3 Điều 148 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trình tự báo cáo thay đổi thông tin đối với tổ chức, cá nhân như sau:
Bước 1: Báo cáo
- Đối với thay đổi thành viên lưu ký, tổ chức, cá nhân phải báo cáo trước khi thực hiện thay đổi.
- Đối với thay đổi tên, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động, địa chỉ trụ sở chính, số giấy phép đăng ký kinh doanh, quốc tịch, địa chỉ liên lạc, số hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác thì tổ chức, cá nhân phải báo cáo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ được nêu trên cho thành viên lưu ký.
Bước 3: Kê khai các thông tin thay đổi
Thành viên lưu ký kê khai các thông tin thay đổi trên hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Bước 4: Điều chỉnh thông tin
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin kê khai bởi thành viên lưu ký, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam điều chỉnh thông tin thay đổi theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức xác nhận điện tử.
- Trường hợp từ chối, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải trả lời trên hệ thống và nêu rõ lý do.
Bước 5: Nộp đầy đủ tài liệu
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xác nhận điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký nộp đầy đủ tài liệu báo cáo về các thay đổi cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Bước 6: Ra văn bản xác nhận
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có văn bản xác nhận các thay đổi liên quan đến Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán của tổ chức, cá nhân và gửi cho thành viên lưu ký.
Bước 7: Thực hiện việc thông báo
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký thông báo cho tổ chức, cá nhân và gửi cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
* Lưu ý:
- Tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về tính chính xác, trung thực của hồ sơ báo cáo thay đổi thông tin.
- Thành viên lưu ký có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ các thay đổi phải báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp trên hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán việt Nam có trách nhiệm rà soát, lưu trữ đầy đủ hồ sơ và cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có yêu cầu bằng văn bản.
Như vậy, để thực hiện việc thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán thì tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị những tài liệu cần thiết như bài viết trên đã đề cập và nắm rõ trình tự thực hiện việc thay đổi các thông tin trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?