Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?
- Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?
- Hồ sơ và trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?
- Khi nào cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật?
Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có đủ điều kiện về sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 61 và Điều 63 của Luật này được tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này ủy quyền.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là đối tượng được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Hồ sơ và trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 51 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
d) Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
- Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
- Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
- Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
- Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn.
Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Khi nào cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật?
Căn cứ Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định:
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đã đăng ký;
c) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Có quyết định về việc loại thuốc đó khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy, theo quy định trên, cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật khi:
- Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
- Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đã đăng ký;
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
- Có quyết định về việc loại thuốc đó khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?