Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức có bắt buộc có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không?
- Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm những loại nào theo quy định pháp luật?
- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có bắt buộc có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có trách nhiệm gì theo quy định pháp luật?
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm những loại nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 69/2022/TT-BTC có quy định về chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Theo đó, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
-. Đối với chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
- Đối với chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
- Đối với chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải);
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không).
- Đối với chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
- Đối với chứng chỉ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
+ Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
+ Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này;
+ Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều này;
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều này;
Như vậy, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm để đảm bảo điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm các loại theo quy định nêu trên.
Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức có bắt buộc có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không? (Hình từ Internet)
Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có bắt buộc có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đối với tổ chức như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
...
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp;
c) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản này và các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại;
d) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản này và điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chuyên gia tính toán.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Trong đó, có điều kiện cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp.
Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có trách nhiệm gì theo quy định pháp luật?
Tại Điều 142 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Theo quy định nêu trên thì tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có trách nhiệm sau đây:
- Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho người thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?