Cabin cần trục là gì? Tất cả các cửa vào và cửa ra thông thường trên cabin cần trục phải được trang bị phương tiện gì?
Cabin cần trục là gì?
Cabin cần trục được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5205-1:2013 (ISO 8566-1:2010) về Cần trục – Cabin và trạm điều khiển – Phần 1: Yêu cầu chung như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Cabin cần trục (crane cabin)
Không gian trong hoặc vùng lân cận của cần trục, nơi được thiết kế, chế tạo và trang bị riêng để vận hành cần trục.
3.2. Thiết bị điều khiển (control device)
Một phần của hệ thống điều khiển cần trục, qua đó lệnh điều khiển mong muốn được chuyển đến thiết bị vận hành.
3.3. Bộ phận điều khiển (control element)
Một phần của thiết bị điều khiển, như nút bấm, tay đòn, bàn đạp và các công tắc, khi thao tác chúng bằng tay sẽ tạo ra các lệnh điều khiển mong muốn.
3.4. Điểm chuẩn của ghế (seat index point SIP)
Một điểm trong mặt phẳng đứng qua tâm ghế.
CHÚ THÍCH: Phù hợp với ISO 5353:1995, định nghĩa 3.1.
3.5. Trạm điều khiển (control station)
Vị trí cố định của các điều khiển trên hoặc ngoài cần trục.
Như vậy, theo quy định, cabin cần trục được hiểu là không gian trong hoặc vùng lân cận của cần trục, nơi được thiết kế, chế tạo và trang bị riêng để vận hành cần trục.
Cabin cần trục là gì? (Hình từ Internet)
Cabin cần trục phải đáp ứng những yêu cầu chung nào?
Theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5205-1:2013 (ISO 8566-1:2010) về Cần trục – Cabin và trạm điều khiển – Phần 1: Yêu cầu chung quy định thì cabin cần trục phải đáp ứng các yêu cầu chung sau đây:
(1) Yêu cầu đối với kích thước đã cho trong các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng với từng loại cần trục cụ thể.
(2) Nội thất cabin phải đảm bảo có thể được vệ sinh nhanh chóng và dễ dàng.
(3) Nếu được yêu cầu, cabin phải được trang bị thiết bị chiếu sáng bên trong đầy đủ và phù hợp.
Chiếu sáng cục bộ các điều khiển, phải chắc chắn loại bỏ được chói và phản xạ không mong muốn; các nguồn sáng này phải được vận hành bởi các công tắc độc lập.
Ổ cắm nguồn phải được trang bị tạo điều kiện cho các hoạt động bảo trì.
(4) Nếu nóc cabin có dự định thoát nước thì nước không được chảy trên cửa sổ hoặc cửa ra vào.
(5) Cabin phải có các quy định để giảm ảnh hưởng chói và phản xạ ánh sáng.
Khi cần thiết, cabin phải được lắp các tấm che để giảm thiểu chói nhưng không hạn chế tầm nhìn.
(6) Dây điện phải được dẫn độc lập với đường ống thủy lực.
Ở những nơi có nguy cơ rủi ro, dây điện và các đường ống thủy lực phải được bảo vệ hiệu quả chống lại các hư hỏng.
Tất cả các cửa vào và cửa ra thông thường trên cabin cần trục phải được trang bị phương tiện gì?
Theo quy định tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5205-1:2013 (ISO 8566-1:2010) về Cần trục – Cabin và trạm điều khiển – Phần 1: Yêu cầu chung quy định, tất cả các cửa vào và cửa ra thông thường trên cabin cần trục phải được trang bị phương tiện đảm bảo chúng ở đúng vị trí đóng hoặc vị trí mở quy định.
- Nếu cabin cao trên 1 m so với mặt sàn tại nơi dự kiến vào/ra thì cửa cabin phải tiếp cận với mặt sàn thao tác hoặc lối đi.
- Các cửa phải luôn mở được từ bên trong, kể cả khi khóa hoặc không.
- Kích thước nhỏ nhất của độ mở cửa hiệu dụng khi sử dụng với tư thế thẳng đứng phải là 0,6 m chiều rộng x 1,9 m chiều cao.
Đối với cửa sử dụng các tư thế khác, kích thước có thể được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia liên quan đối với từng loại cần trục cụ thể.
-. Kích thước nhỏ nhất của độ mở cửa sập hiệu dụng phải là 0,6 m x 0,6 m; 0,5 m x 0,65 m hoặc 0,6 m đường kính ngoại trừ các quy định khác trong tiêu chuẩn quốc gia liên quan đối với từng loại cần trục cụ thể.
- Khi cửa vào là cửa sập trên sàn, phải bố trí phần diện tích sàn để đứng phía trong cabin tối thiểu 0,4 m x 0,3 m cho mỗi người dự kiến ở trong cabin khi cửa sập ở vị trí mở.
- Cửa sập chỉ có thể mở ngược chiều trọng lực và phải tự đóng, ví dụ bằng trọng lực.
- Lực cần thiết để mở cửa sập không được vượt quá 135 N.
- Phải có quy định để người vận hành tuân thủ quy tắc "đồng thời ba điểm tựa” (hai tay và một chân hoặc hai chân và một tay) khi vào/ra cabin bằng cửa sập
- Ghế ngồi của người vận hành hoặc thiết bị cố định khác trong cabin phải không cản trở việc mở cửa sập.
Lưu ý: Trường hợp nếu có rủi ro mà cửa ra bình thường không thể sử dụng (ví dụ trong trường hợp cháy buồng máy hoặc bị lật và cửa ra bình thường bị chặn lại) thì phải trang bị phương tiện giải thoát theo hướng khác.
- Các cửa thoát hiểm phải có khả năng giữ ở trạng thái mở hoàn toàn.
- Kích thước nhỏ nhất của độ mở hiệu dụng cửa thoát hiểm phải là 0,6 m x 0,6 m; 0,5 m x 0,65 m hoặc 0,6 m đường kính ngoại trừ các quy định khác trong tiêu chuẩn quốc gia liên quan đối với từng loại cần trục cụ thể.
- Nếu nóc cabin có bất kỳ cửa sổ hoặc cửa sập nào được dự định sử dụng như sàn thao tác, ví dụ cho bảo trì, kiểm tra hoặc thoát hiểm thì nóc cabin phải được thiết kế cho mục đích này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?