Các bên có thể yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài khi nào?
- Các bên có thể yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài khi nào?
- Bên yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài có cần chứng minh sự cần thiết của việc thay đổi biện pháp không?
- Trường hợp Hội đồng trọng tài không đồng ý thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải trả lời cho bên yêu cầu bằng hình thức nào?
Các bên có thể yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
...
Theo đó, quy định có nêu các bên có quyền yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Các bên có thể yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài khi nào? (hình từ Internet)
Bên yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài có cần chứng minh sự cần thiết của việc thay đổi biện pháp không?
Theo khoản 2 Điều 51 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
...
2. Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
...
Đồng thời tại Điều 50 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Hội đồng trọng tài.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
3. Theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.
Theo quy định này thì đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Cũng theo quy định này, kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Trường hợp Hội đồng trọng tài không đồng ý thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải trả lời cho bên yêu cầu bằng hình thức nào?
Tại khoản 4 Điều 50 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
...
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.
5. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Quy định trên có nêu, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.
Như vậy, nếu không chấp nhận yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải trả lời cho bên yêu cầu bằng văn bản và phải nêu rõ lý do không đồng ý trong văn bản đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?