Các bên hòa giải không thành thì Hòa giải viên có nhận được thù lao hay không? Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp nào?
Các bên hòa giải không thành thì Hòa giải viên có nhận được thù lao hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về mức thù lao của Hòa giải viên tại tòa án như sau:
Thù lao Hòa giải viên
...
2. Mức thù lao của Hòa giải viên:
a) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;
b) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đối thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.
c) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
Theo đó, thù lao Hòa giải viên sẽ căn cứ vào vụ việc hòa giải được chấm dứt như thế nào. Cụ thể dẫn chiếu đến các trường hợp tại Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Việc hòa giải, đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hòa giải thành, đối thoại thành;
2. Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
3. Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;
4. Trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này;
5. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp Khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính trong quá trình hòa giải, đối thoại;
6. Người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu.
Như vậy, theo quy định nêu trên nếu các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự thì Hòa giải viên vẫn được nhận thù lao.
Cụ thể, mức thù lao của Hòa giải viên tại tòa án khi các bên hòa giải không thành là 500.000 đồng.
Hòa giải viên có được nhận thù lao khi các bên hòa giải không thành? (Hình từ Internet)
Người khởi kiện có quyền lựa chọn Hòa giải viên tiến hành hòa giải hay không?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì người khởi kiện có thể lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Trường hợp không có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn hay của Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc thì lúc này thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại của Tòa án nơi giải quyết vụ việc sẽ tự mình chỉ định Hòa giải viên.
Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp nào?
Theo Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
- Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
- Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án;
- Chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thù lao của Hòa giải viên tại tòa án mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?