Các biện pháp hỗ trợ các chương trình hành động chống sa mạc hóa được quy định như thế nào? Các chương trình hành động quốc gia sẽ cụ thể hoá vai trò của ai?
Các biện pháp hỗ trợ các chương trình hành động chống sa mạc hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Hỗ trợ đánh giá và thực thi các chương trình hành động
1. Các biện pháp hỗ trợ các chương trình hành động đã ghi trong Điều 9 ngoài ra còn phải:
a. Hợp tác tài chính để có thể dự báo các chương trình hành động, lập kế hoạch dài hạn.
b. Hợp tác và giúp đỡ các tổ chức ở địa phương kể cả các tổ chức phi chính phủ để nhân rộng các mô hình trình diễn.
c. Linh hoạt trong thiết kế, tài chính và thực hiện các chương trình có người dân tham gia.
d. Tăng cường tính hiệu quả của các chương trình hợp tác
2. Hỗ trợ các nước đang phát triển bị sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi.
Dẫn chiếu đến Điều 9 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Quan điểm cơ bản
1. Để thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều 5, các bên thuộc các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và các bên khác tham gia công ước cần thông báo cho Ban thư ký Công ước về việc xây dựng, tuyên truyền và thực thi kế hoạch hành động quốc gia chống sa mạc hoá của quốc gia mình. Các chương trình này sẽ được cập nhật trên cơ sở các bài học kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường. Việc xây dựng các chương trình hành động quốc gia liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng các chính sách quốc gia nhằm phát triển bền vững.
2. Trong Điều 6 có đề cập đến các nước phát triển sẽ trợ giúp các chương trình hành động của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá đặc biệt là tại các nước Châu Phi một cách trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đa phương.
3. Các bên sẽ huy động nguồn vốn các chương trình thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc các tổ chức phi Chính phủ, liên chính phủ, trường học, hợp tác với khả năng của mình hỗ trợ đánh giá và thực hiện các chương trình hành động.
Theo đó, các biện pháp hỗ trợ các chương trình hành động chống sa mạc hóa đã ghi trong Điều 9 cụ thể trên ngoài ra còn phải:
- Hợp tác tài chính để có thể dự báo các chương trình hành động, lập kế hoạch dài hạn.
- Hợp tác và giúp đỡ các tổ chức ở địa phương kể cả các tổ chức phi chính phủ để nhân rộng các mô hình trình diễn.
- Linh hoạt trong thiết kế, tài chính và thực hiện các chương trình có người dân tham gia.
- Tăng cường tính hiệu quả của các chương trình hợp tác.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa sẽ cụ thể hoá vai trò của ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các chương trình hành động quốc gia
1. Mục tiêu của các chương trình hành động quốc gia là xác định các nhân tố dẫn đến sa mạc hoá và các biện pháp cần thiết để chống sa mạc hoá.
2. Các chương trình hành động quốc gia sẽ cụ thể hoá vai trò của chính phủ, các cộng đồng địa phương, người sử dụng đất đai và nguồn lực cần thiết
Cụ thể là các quốc gia phải:
- kết hợp chiến lược lâu dài phòng chống sa mạc hoá với các chính sách quốc gia để phát triển bền vững
- linh hoạt điều chỉnh chính sách của mỗi nước sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và sinh thái của mỗi nước.
- đặc biệt phải chú trọng đến các biện pháp ngăn ngừa không cho đất đai tiếp tục bị suy thoái.
- tăng cường năng lực quốc gia về các phương tiện dự báo thời tiết, khí tượng thuỷ văn chống sa mạc hoá và hạn hán.
- tăng cường hợp tác và điều phối giữa các nhà tài trợ, các chính phủ, các cộng đồng địa phương và tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tiếp cận với các thông tin và kỹ thuật phòng tránh khô hạn và hoang mạc.
- tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ ở cấp quốc gia, vùng và tiểu vùng, người dân địa phương, những người sử dụng nguồn tài nguyên kể cả nông dân tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chương trình hành động quốc gia.
- yêu cầu đánh giá và báo cáo tiến độ thực hiện các chương trình chống sa mạc hoá.
...
Như vậy, các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa sẽ cụ thể hoá vai trò của chính phủ, các cộng đồng địa phương, người sử dụng đất đai và nguồn lực cần thiết.
Các chương trình hành động chống sa mạc hóa của vùng sẽ được xây dựng và áp dụng dựa vào những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 15 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Thực hiện tại các vùng
Các chương trình hành động của vùng sẽ được xây dựng và áp dụng tuỳ theo điều kiện địa lý và khí hậu của mỗi vùng.
Theo đó, các chương trình hành động chống sa mạc hóa của vùng sẽ được xây dựng và áp dụng dựa vào những điều kiện địa lý và khí hậu của mỗi vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?