Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh gồm những biện pháp nào theo quy định hiện nay?
Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm những biện pháp nào?
Căn cứ theo Điều 3 đến Điều 15 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về các biện pháp trong kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn
- Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch
- Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
- Vệ sinh tay
- Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
- Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế
- Quản lý và xử lý đồ vải y tế
- Quản lý chất thải y tế
- Vệ sinh môi trường bệnh viện
- An toàn thực phẩm
- Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật
- Phòng chống dịch bệnh
- Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
Theo đó, trên đây là 15 biện pháp trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh
Cơ sở khám chữa bệnh có từ bao nhiêu giường bệnh thì phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Còn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 20, Điều 21 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định như sau:
* Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa hoặc trưởng bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn
(1) Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho giám đốc về kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
(2) Quyền hạn:
a) Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa.
b) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Đề xuất với giám đốc khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể có thành tích hoặc vi phạm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
(3) Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch không thành lập khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có nhiệm vụ và quyền hạn như trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn trừ Điểm a, Khoản 2 Điều này.
(4) Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú, tùy theo phạm vi chuyên môn của cơ sở có nhiệm vụ triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
(1) Nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ chung của điều dưỡng trưởng khoa.
b) Giúp trưởng khoa lập kế hoạch quản lý và sử dụng trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất phục vụ kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tham gia xây dựng hướng dẫn các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
d) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
(2) Quyền hạn:
Có quyền hạn như các điều dưỡng trưởng khoa khác và có quyền kiểm tra giám sát hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?