Các bước chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà thực hiện theo trình tự nào sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm?
- Các bước chấn đoán bệnh nấm phổi ở gà thực hiện theo trình tự nào sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm?
- Tiêu bản dùng trong việc chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà được làm như thế nào?
- Để điều chế thuốc nhuộm dùng trong việc quan sát hình thái nấm mốc Aspergillus gây bệnh nấm phổi ở gà thì cần những nguyên vật liệu gì?
Các bước chấn đoán bệnh nấm phổi ở gà thực hiện theo trình tự nào sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm?
Theo tiểu mục 5.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-8:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 8: bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm quy định về việc chẩn đoán bệnh nấm phổi như sau:
Cách tiến hành
...
5.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1 Kiểm tra trên kính hiển vi
Lấy tổ chức bị thương hay u cục làm tiêu bản với dung dịch KOH nồng độ 10 % đến 20 % (Phụ lục A). Sợi nấm có vách ngăn có thể thấy được trong các mô bị nhiễm.
5.2.2 Nuôi cấy và phân lập
Đặt từ 4 miếng đến 5 miếng bệnh phẩm đã được cắt nhỏ khoảng 3 mm đến 4 mm lên môi trường nuôi cấy nấm, nuôi cấy hiếu khí từ 25 0C đến 37 0C, theo dõi trong vòng 5 ngày.
Khuẩn lạc thường xuất hiện sau 2 ngày đến 3 ngày nuôi cấy.
5.2.3 Giám định hình thái nấm
Đặc điểm hình thái của nấm mốc Aspergillus từ môi trường nuôi cấy được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Một số đặc điểm hình thái của nấm mốc Aspergillus từ môi trường nuôi cấy
Kiểm tra hình thái sợi nấm bằng cách làm tiêu bản từ khuẩn lạc và nhuộm với thuốc nhuộm LPCB (xem Phụ lục B).
Kiểm tra đặc điểm hình thái khuẩn lạc nấm, có thể dùng kính lúp để soi.
Theo đó, để tiến hành chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà thì cần lấy tổ chức bị thương hay u cục làm tiêu bản với dung dịch KOH nồng độ 10 % đến 20%. Sợi nấm có vách ngăn có thể thấy được trong các mô bị nhiễm.
Đặt từ 4 miếng đến 5 miếng bệnh phẩm đã được cắt nhỏ khoảng 3 mm đến 4 mm lên môi trường nuôi cấy nấm, nuôi cấy hiếu khí từ 25 0C đến 37 0C, theo dõi trong vòng 5 ngày (Khuẩn lạc thường xuất hiện sau 2 ngày đến 3 ngày nuôi cấy).
Có thể kiểm tra hình thái sợi nấm bằng cách làm tiêu bản từ khuẩn lạc và nhuộm với thuốc nhuộm LPCB, dùng kính lúp để soi.
Các bước chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà thực hiện theo trình tự nào sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm? (Hình từ Internet)
Tiêu bản dùng trong việc chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà được làm như thế nào?
Theo Phụ lục A Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-8:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 8: bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm quy định về cách làm tiêu bản với dung dịch KOH để dùng trong việc chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà như sau:
PHỤ LỤC A
(Quy định)
CHUẨN BỊ TIÊU BẢN VỚI DUNG DỊCH KALI HYDROXYT (KOH)
A.1 Thuốc thử
Dung dịch KOH 20 %: Pha 20 g KOH bằng nước để thu được 100 ml dung dịch.
A.2 Cách tiến hành
Cho từ 1 giọt đến 2 giọt dung dịch KOH 20 % lên phiến kính.
Lấy bệnh phẩm (tổ chức tổn thương hay u cục) hòa đều vào dung dịch KOH.
Đưa nhẹ nhàng phiến kính qua ngọn lửa (không được sôi hoặc quá nóng) để làm nhanh quá trình tiêu protein.
Đặt lam kính lên mẫu, ấn nhẹ xuống.
Để từ 1 h đến 2 h hoặc để qua đêm trong hộp có khả năng giữ ẩm (cho một chút nước hay một miếng bong thấm nước vao trong hộp). Thời gian để tùy thuộc vào độ dày của mẫu, KOH sẽ làm tiêu các mảnh protein.
A.3. Xem tiêu bản
Xem tiêu bản bằng kính hiển vi quang học.
Quan sát được các sợi nấm, hình thái bào tử nấm đặc trưng trong các mô bị nhiễm.
Như vậy, các bước tiến hành làm tiêu bản dùng trong việc chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà được thực hiện theo các bước tiêu chuẩn nêu trên.
Cần dùng dung dịch KOH 20 % để làm tiêu bản, tiến hành pha 20 g KOH bằng nước để thu được 100 ml dung dịch.
Cho từ 1 giọt đến 2 giọt dung dịch KOH 20 % lên phiến kính. Lấy bệnh phẩm (tổ chức tổn thương hay u cục) hòa đều vào dung dịch KOH.
Đưa nhẹ nhàng phiến kính qua ngọn lửa (không được sôi hoặc quá nóng) để làm nhanh quá trình tiêu protein. Đặt lam kính lên mẫu, ấn nhẹ xuống.
Để từ 1 h đến 2 h hoặc để qua đêm trong hộp có khả năng giữ ẩm (cho một chút nước hay một miếng bong thấm nước vao trong hộp). Thời gian để tùy thuộc vào độ dày của mẫu, KOH sẽ làm tiêu các mảnh protein.
Để điều chế thuốc nhuộm dùng trong việc quan sát hình thái nấm mốc Aspergillus gây bệnh nấm phổi ở gà thì cần những nguyên vật liệu gì?
Theo Phụ lục B Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-8:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 8: bệnh nấm phổi do Aspergillus ở gia cầm thì để điều chế thuốc nhuộm dùng trong việc quan sát hình thái nấm mốc Aspergillus cần chuẩn bị một số thứ như:
- Phenol tinh thể (20g)
- Thuốc nhuộm cotton blue (0.05g);
- Glyxerin (40 ml)
- Axit lactic (20 ml)
- Nước (20 ml).
Hòa tan phenol tinh thể, glyxerin, axit lactic với nước trong nồi cách thủy, sau đó cho thuốc nhuộm cotton blue rồi trộn đều.
Sau khi có được thuốc nhuộm LPCB thì một giọt lên phiến kính; lấy khoảng 2 mm đến 3 mm khuẩn lạc nấm cho vào giọt thuốc nhuộm. Đặt lam kính lên mẫu, ấn nhẹ xuống.
Đưa nhẹ nhàng phiến kính qua ngọn lửa (không được để quá nóng) để đẩy bớt bọt khí ra ngoài. Sau đó, quan sát hình thái nấm bằng kính hiển vi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?