Các bước nhập kho vật chứng do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án dân sự như thế nào?
Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án dân sự phải tiến hành thủ tục nhập kho vật chứng khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về nhập kho đối với vật chứng do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án như sau:
Nhập kho đối với vật chứng do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án
1. Thời điểm nhập kho vật chứng
Ngay sau thời điểm cưỡng chế, vận chuyển tài sản về kho vật chứng, Chấp hành viên có trách nhiệm tiến hành thủ tục nhập kho vật chứng.
...
Theo quy định trên, ngay sau thời điểm cưỡng chế, vận chuyển tài sản về kho vật chứng, Chấp hành viên có trách nhiệm tiến hành thủ tục nhập kho vật chứng.
Nhập kho vật chứng do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án (Hình từ Internet)
Các bước nhập kho vật chứng do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án dân sự như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về nhập kho đối với vật chứng do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án như sau:
Nhập kho đối với vật chứng do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án
...
2. Các bước nhập kho vật chứng
2.1. Bước 1. Lập các chứng từ, tài liệu
- Chấp hành viên lập giấy đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho; phiếu xác định tiền, giá trị hoạch toán tài sản; Kế toán nghiệp vụ lập phiếu nhập;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, ký duyệt giấy đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho; phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản; phiếu nhập kho.
2.2. Bước 2. Tổ chức thực hiện
Thủ kho phối hợp với Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ làm thủ tục nhập kho vật chứng theo quy định.
2.3. Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: Giấy đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho; phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản vật chứng, phiếu nhập kho.
- Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ lưu 01 bộ;
- Thủ kho lưu 01 bộ gồm: Giấy đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho, phiếu nhập kho.
Theo đó, các bước nhập kho vật chứng do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án dân sự như sau:
Bước 1. Lập các chứng từ, tài liệu
- Chấp hành viên lập giấy đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho; phiếu xác định tiền, giá trị hoạch toán tài sản; Kế toán nghiệp vụ lập phiếu nhập;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, ký duyệt giấy đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho; phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản; phiếu nhập kho.
Bước 2. Tổ chức thực hiện
Thủ kho phối hợp với Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ làm thủ tục nhập kho vật chứng theo quy định.
Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: Giấy đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho; phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản vật chứng, phiếu nhập kho.
- Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ lưu 01 bộ;
- Thủ kho lưu 01 bộ gồm: Giấy đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho, phiếu nhập kho.
Chấp hành viên có trách nhiệm như thế nào khi nhập kho vật chứng trong thi hành án dân sự?
Theo Điều 6 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chấp hành viên
1. Thực hiện thủ tục nhập kho vật chứng được thu giữ theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 58 và khoản 1, Điều 115 Luật Thi hành án dân sự.
2. Lập phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản, tang vật; thực hiện các thủ tục xuất kho và xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật.
3. Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến việc xử lý vật chứng.
4. Phối hợp với Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Bảo vệ kho vật chứng trong việc giao nhận, bảo quản, kiểm tra, kiểm kê, xử lý vật chứng.
Như vậy, Chấp hành viên có trách nhiệm thực hiện thủ tục nhập kho vật chứng được thu giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự 2008, cụ thể:
Bảo quản tài sản thi hành án
1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
...
c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.
...
Và khoản 1 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự 2008, cụ thể:
Cưỡng chế trả nhà, giao nhà
1. Trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.
Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
...
Bên cạnh đó, Chấp hành viên còn có các trách nhiệm sau:
- Lập phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản, tang vật; thực hiện các thủ tục xuất kho và xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật.
- Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến việc xử lý vật chứng.
- Phối hợp với Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Bảo vệ kho vật chứng trong việc giao nhận, bảo quản, kiểm tra, kiểm kê, xử lý vật chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?