Các bước tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên chuyển giao như thế nào?
- Các bước tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên chuyển giao như thế nào?
- Bộ chứng từ tài liệu lưu trữ khi tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên chuyển giao gồm những gì?
- Chấp hành viên có trách nhiệm như thế nào khi tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự?
Các bước tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên chuyển giao như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về thủ tục tiếp nhận vật chứng do Chấp hành viên chuyển giao như sau:
Thủ tục tiếp nhận vật chứng do Chấp hành viên chuyển giao
1. Các bước tiếp nhận vật chứng
Thủ kho và Kế toán nghiệp vụ thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu vật chứng cần tiếp nhận do Chấp hành viên giao tương tự như bước 1, 2, 3 tại Điều 10 của quy trình này.
...
Như vậy, Thủ kho và Kế toán nghiệp vụ thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu vật chứng cần tiếp nhận do Chấp hành viên giao tương tự như bước 1, 2, 3 tại Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019, cụ thể:
Bước 1. Đối chiếu số lượng vật chứng giữa quyết định chuyển giao vật chứng và vật chứng được chuyển giao thực tế
- Thủ kho, Kế toán nghiệp vụ thực hiện việc tiếp nhận quyết định chuyển giao vật chứng; kiểm tra, đối chiếu thông tin thể hiện trong quyết định chuyển giao vật chứng và các tài liệu kèm theo với số lượng, tình trạng vật chứng được chuyển giao thực tế. Trường hợp việc đối chiếu thống nhất thì tiến hành tiếp nhận;
- Trường hợp việc đối chiếu không có sự thống nhất thì từ chối tiếp nhận và yêu cầu bên giao thực hiện việc kiểm tra, kết luận bằng văn bản. Việc tiếp nhận chỉ được thực hiện sau khi cơ quan chuyển giao vật chứng có văn bản làm rõ về những thay đổi đó.
Bước 2. Xem xét tình trạng thực tế của vật chứng
(1) Giao nhận vật chứng thông thường
Thủ kho, Kế toán nghiệp vụ thực hiện xem xét thực tế tình trạng vật chứng với các yêu cầu cụ thể như sau:
- Trường hợp vật chứng được bàn giao dưới hình thức gói niêm phong, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi kèm theo văn bản giám định của cơ quan có thẩm quyền về số lượng, chủng loại, chất lượng của từng loại vật chứng theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp vật chứng là các chất ma túy, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận dưới hình thức gói niêm phong kèm theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu khả nghi thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận khi cơ quan chuyển giao có văn bản làm rõ nguyên nhân của những thay đổi đó;
- Ngoài 02 trường hợp nêu trên, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện kiểm tra, đối chiếu vật chứng được đề nghị tiếp nhận với quyết định chuyển giao vật chứng, biên bản thu giữ ban đầu và các tài liệu liên quan khác (nếu có). Nếu thống nhất thì tổ chức tiếp nhận theo quy định. Trường hợp không thống nhất thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị cơ quan chuyển giao vật chứng có văn bản làm rõ nguyên nhân trước khi tiếp nhận.
(2) Giao nhận vật chứng đặc thù hoặc không thể vận chuyển, di chuyển về kho vật chứng
Đối với các vật chứng đặc thù thì ngoài các bước như khoản 1 Điều này việc tiếp nhận cần lưu ý:
- Trường hợp vật chứng là: Tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; vũ khí quân dụng, vũ khí có tính năng tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế (sau đây gọi chung là vật chứng đặc thù) thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức tiếp nhận đồng thời làm thủ tục bàn giao cho các cơ quan chức năng bảo quản theo quy định;
- Trường hợp vật chứng không thể vận chuyển, di chuyển về kho vật chứng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự tổ chức tiếp nhận, đồng thời chỉ đạo làm thủ tục giao bảo quản, lưu giữ cho cá nhân, tổ chức có điều kiện thực hiện bảo quản lưu giữ vật chứng đó.
Bước 3. Lập biên bản tiếp nhận vật chứng
- Trường hợp vật chứng đảm bảo yêu cầu theo quy định tại bước 2 Điều này thì Thủ kho vật chứng lập biên bản giao nhận vật chứng trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định;
- Trường hợp vật chứng được tiếp nhận Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho vật chứng và người đại diện của cơ quan tố tụng ký biên bản giao nhận vật chứng.
Thủ tục tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên chuyển giao (Hình từ Internet)
Bộ chứng từ tài liệu lưu trữ khi tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên chuyển giao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Thủ tục tiếp nhận vật chứng do Chấp hành viên chuyển giao
...
2. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ tài liệu lưu trữ gồm: Biên bản giao nhận vật chứng và những tài liệu liên quan khác nếu có.
- Chấp hành viên lưu 01 bộ. Trường hợp vật chứng thuộc nhiều bản án hoặc phải ra nhiều quyết định thi hành án thì Chấp hành viên sao lưu biên bản giao nhận vật chứng vào các hồ sơ thi hành án liên quan đến vật chứng;
- Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho lưu 01 bộ.
Theo quy định trên, bộ chứng từ tài liệu lưu trữ khi tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên chuyển giao gồm: Biên bản giao nhận vật chứng và những tài liệu liên quan khác nếu có.
- Chấp hành viên lưu 01 bộ. Trường hợp vật chứng thuộc nhiều bản án hoặc phải ra nhiều quyết định thi hành án thì Chấp hành viên sao lưu biên bản giao nhận vật chứng vào các hồ sơ thi hành án liên quan đến vật chứng;
- Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho lưu 01 bộ.
Chấp hành viên có trách nhiệm như thế nào khi tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự?
Theo Điều 6 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chấp hành viên
1. Thực hiện thủ tục nhập kho vật chứng được thu giữ theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 58 và khoản 1, Điều 115 Luật Thi hành án dân sự.
2. Lập phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản, tang vật; thực hiện các thủ tục xuất kho và xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật.
3. Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến việc xử lý vật chứng.
4. Phối hợp với Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Bảo vệ kho vật chứng trong việc giao nhận, bảo quản, kiểm tra, kiểm kê, xử lý vật chứng.
Trách nhiệm của Chấp hành viên khi tiếp nhận vật chứng trong thi hành án dân sự được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?