Các chế độ thử tải - Phương pháp thử đối với xe nâng người được tiến hành như thế nào theo quy định?
Việc tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài đối với xe nâng người được quy định như thế nào?
Việc tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài đối với xe nâng người được quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người QTKĐ: 18 - 2016/BLĐTBXH thuộc Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm tra vị trí mặt bằng đặt thiết bị, hàng rào bảo vệ, các khoảng cách, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định.
Bước 2: Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
Bước 3: Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:
- Kết cấu kim loại của thiết bị và các mối ghép liên kết cơ khí: Mối ghép hàn, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông, mối ghép bằng chốt (khóa) chịu lực;
- Sàn công tác (sàn công tác mở rộng);
- Lan can bảo vệ (lan can bảo vệ mở rộng) và mối liên kết với kết cấu khung sàn công tác;
- Cáp (xích) và các bộ phận cố định cáp (xích) đáp ứng theo yêu cầu của nhà chế tạo;
- Hệ thống thủy lực: thùng chứa dầu, bơm, xi lanh, mô tơ, các loại van, đường ống;
- Các puly, trục và các chi tiết cố định trục puly;
- Bánh xe, hệ thống truyền động bánh xe và hệ thống chuyển hướng;
- Các thiết bị an toàn: khống chế quá tải, khống chế chiều cao nâng, khống chế ra cần, bộ kiểm soát độ nghiêng thiết bị;
- Đối trọng và ổn trọng đánh giá theo TCVN 5206: 1990;
- Kiểm tra hệ thống điều khiển: phía trên sàn công tác và phía dưới thiết bị.
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật làm ảnh hưởng đến các cơ cấu, chi tiết, bộ phận của thiết bị và đáp ứng các yêu cầu tại mục kiểm tra kỹ thuật bên ngoài như đã nêu ở trên.
Việc tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài đối với xe nâng người được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra kỹ thuật - thử không tải đối với xe nâng người được quy định như thế nào?
Việc kiểm tra kỹ thuật - thử không tải đối với xe nâng người được quy định tại tiểu mục 8.2 Mục 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người QTKĐ: 18 - 2016/BLĐTBXH thuộc Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu: di chuyển; chuyển hướng; nâng, hạ sàn công tác; nâng, hạ cần (nếu có); ra vào cần (nếu có); quay cần (nếu có).
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống: hệ thống thủy lực; hệ thống dẫn động của thiết bị (động cơ đốt trong hoặc động cơ điện); hệ thống điều khiển của thiết bị (kiểm tra tình trạng hoạt động trên sàn công tác và dưới thiết bị; hệ thống cứu hộ của thiết bị; hệ thống an toàn...
- Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được vận hành đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu tại mục kiểm tra kỹ thuật - thử không tải như đã nêu ở trên.
Các chế độ thử tải - Phương pháp thử đối với xe nâng người được tiến hành như thế nào?
Các chế độ thử tải - Phương pháp thử đối với xe nâng người được quy định tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người QTKĐ: 18 - 2016/BLĐTBXH thuộc Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
(1) Thử tải tĩnh:
- Tải trọng thử: 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd), trong đó:
+ SWL: tải trọng làm việc an toàn của thiết bị;
+ Q(sd): tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
Chất tải trên sàn công tác, tại vị trí sàn thấp nhất (đối với xe nâng người dạng cần: thử tại vị trí có tầm với lớn nhất và theo đặc tính tải) của thiết bị, nâng lên với độ cao từ 100mm - 200mm.
Thời gian thử: 10 phút.
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 phút thử tải, sàn công tác không trôi; các cơ cấu, bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc hư hỏng khác.
(2) Thử tải động:
Tải thử: 110% SWL hoặc 110% Q(sd).
Chất tải trên sàn công tác, vận hành tất cả các cơ cấu, hệ thống của thiết bị hoạt động (đối với xe nâng người dạng cần: vận hành thiết bị theo đặc tính tải) không ít hơn 3 lần.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi sàn công tác, các cơ cấu, bộ phận và các hệ thống của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế, không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác.
(3) Thử thiết bị khống chế quá tải (nếu có):
- Chất tải 100%SWL lên sàn công tác tại vị trí sàn thấp nhất.
- Chất thêm không quá 10%SWL lên sàn công tác.
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị khống chế quá tải phải ngăn chặn được các cơ cấu tiếp tục hoạt động vượt quá giới hạn an toàn của thiết bị và chỉ cho phép các cơ cấu đó hoạt động theo chiều ngược lại để đưa tải về trạng thái an toàn hơn.
(4) Thử hệ thống cứu hộ:
Tải thử: 100% SWL (tải trọng làm việc an toàn), cho thiết bị hoạt động và cắt nguồn động lực cung cấp cho thiết bị.
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu khi tác động vào hệ thống cứu hộ, sàn công tác đưa được về vị trí thấp nhất để người ra ngoài an toàn.
Lưu ý: Một số quy trình kiểm định tại Phụ lục này hết hiệu lực bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH và quy trình kiểm định QTKĐ: 06-2016/BLĐTBXH tại Phụ lục này hết hiệu lực bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2021/TT-BLĐTBXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?