Các chuyển động xoay máy và trượt dọc máy đối với máy đào hầm cần tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn nào?
Các chuyển động xoay máy và trượt dọc máy đào hầm cần tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn nào?
Căn cứ tiểu mục 5.2.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12859:2020 về Máy đào hầm - Yêu cầu an toàn có quy định về chuyển động xoay máy và trượt dọc máy đối với máy đào hầm như sau:
"5.2.6 Chuyển động xoay máy và trượt dọc máy
5.2.6.1 Chuyển động xoay máy theo trục dọc
CHÚ THÍCH: Máy đào hầm có thể bị xoay từ từ do mất cân bằng một cách ngẫu nhiên giữa trọng lượng máy và lực cản cắt.
Trong thiết kế và chế tạo các máy đào hầm, đặc biệt đối với các máy được định nghĩa theo Điều 3.2 đến Điều 3.8, cần phải đặc biệt chú ý tránh các tải lệch tâm và tất cả các máy đào hầm phải được trang bị một thiết bị hiển thị chuyển động xoay và một hệ thống chống chuyển động xoay hiệu quả (ví dụ: Đầu cắt hai hướng, xi lanh được liên kết khớp, rãnh trượt). Nhà sản xuất phải đưa ra các khuyến cáo về hệ thống chống chuyển động xoay trong hướng dẫn vận hành.
Sự xoay bất ngờ của máy đào hầm được định nghĩa trong Điều 3.2 - 3.8 có thể xảy ra khi đầu cắt hoặc cần đào bị cắm vào gương đào. Tất cả các máy này phải được trang bị một thiết bị ngắt điện cho động cơ dẫn động trong trường hợp máy bị xoay một góc lớn hơn giá trị cho phép do nhà sàn xuất quy định.
5.2.6.2 Hệ thống kẹp và chuyển đổi vị trí hệ thống kẹp
Để chống lại chuyển động xoay máy hoặc trượt dọc máy về phía sau, máy đào hầm có trang bị hệ thống kẹp (ví dụ: máy đào hầm không có khiên, máy đào hầm có khiên kiểu tự bước, máy khoan giếng), hệ thống điều khiển phải đảm bảo rằng việc kích hoạt chuyển động quay và đẩy dọc của đầu cắt chỉ được thực hiện khi đạt áp suất giữ tối thiểu theo yêu cầu của nhà sản xuất, xem 5.5 và Bảng 3. Thông tin cần được nêu trong hướng dẫn vận hành.
Nếu áp suất giữ giảm xuống dưới mức tối thiểu, chuyển động quay và lực đẩy dọc của đầu cắt phải được tự động ngắt.
Khi sử dụng ở đường hầm có độ dốc theo mặt phẳng ngang bằng hoặc lớn hơn 25 %, phải trang bị một hệ thống kẹp bổ sung, ví dụ như một hệ thống kẹp giữ độc lập. Một khóa liên động (xem Bảng 3) phải đảm bảo bất kỳ lúc nào hệ thống kẹp hoặc hệ thống kẹp bổ sung phải được đóng nhằm ngăn cần sự trượt dọc về phía sau của máy đào hầm trong quá trình chuyển đổi vị trí của hệ thống kẹp. Hệ thống kẹp bổ sung phải độc lập với hệ thống thủy lực chính và nguồn cấp năng lượng chính. Trong quá trình chuyển đổi vị trí hệ thống kẹp hoặc mất nguồn cấp năng lượng, hệ thống này phải tự động kích hoạt. Hệ thống kẹp bổ sung này phải chịu được tải tối thiểu bằng 1,25 lần lực gây ra bởi các thành phần lực song song với trục đường hầm do trọng lượng của máy đào hầm gây ra. Đối với các đường hầm có độ dốc từ 15 % đến 25 % thì sự cần thiết phải có hay không một hệ thống kẹp bổ sung để sử dụng an toàn máy trong điều kiện nền đất phải được khẳng định thông qua việc đánh giá rủi ro dự án đường hầm."
Máy đào hầm (Hình từ Internet)
Buồng khí áp và thiết bị neo khoan đá của máy đào hầm cần đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn?
Căn cứ tiểu mục 5.2.8 và tiểu mục 5.2.9 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12859:2020 về Máy đào hầm - Yêu cầu an toàn, buồng khí áp và thiết bị neo khoan đá của máy đào hầm được quy định như sau:
"5.2.8 Buồng khí áp
Trong trường hợp sử dụng máy đào hầm đòi hỏi có buồng khí áp thì buồng khí áp này phải tuân theo TCVN 12860:2020 và phải được lắp đặt phù hợp với hướng dẫn trong TCVN 12860:2020.
Cấu tạo của máy đào hầm phải được thiết kế để phù hợp với việc lắp đặt buồng khí áp.
5.2.9 Thiết bị khoan neo đá
Trong trường hợp sử dụng máy đào hầm đòi hỏi có thiết bị khoan neo đá, thiết bị khoan neo đá phải tuân theo EN 16228-1 và EN 16228-2"
Lối vào và ra khỏi vị trí vận hành và các vị trí bảo dưỡng của máy đào hầm cần tuân thủ những quy định nào?
Căn cứ tiểu mục 5.2.10 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12859:2020 về Máy đào hầm - Yêu cầu an toàn, lối vào và ra khỏi vị trí vận hành và các vị trí bảo dưỡng của máy đào hầm được chia thành những quy định chung và yêu cầu cụ thể như sau:
"5.2.10 Lối vào và lối ra khỏi vị trí vận hành và các vị trí bảo dưỡng
5.2.10.1 Quy định chung
Máy đào hầm phải trang bị một hệ thống an toàn cho việc tiếp cận và thoát ra tuân theo các yêu cầu của TCVN 7387 (ISO 14122) (tất cả các Phần) với những điểm ngoại lệ được liệt kê trong 5.2.10.2 và 5.2.10.3.
Các yêu cầu khi cứu hộ bằng cáng và việc mang các thiết bị hô hấp cho những người cứu hộ phải được tính đến.
Trong máy đào hầm, khu vực vận chuyển vật liệu vào và ra khỏi hệ thống vận chuyển trong đường hầm phải được thiết kế và xây dựng để duy trì lối đi an toàn cho người, xem 5.2.10.2.
Tất cả các máy đào hầm phải có các tuyến đường thông thoáng và sạch sẽ cho tất cả các hoạt động.
Đối với các máy đảo hầm mini, khi kích thước theo 5.2.10.2 và 5.2.10.3 không được đáp ứng, lối vào máy phải được bảo vệ bởi rào chắn cố định.
5.2.10.2 Lối đi
Đối với máy đào hầm có đường kính trong lớn hơn 6,0 m lối đi bên trong máy đào hầm phải có diện tích mặt cắt tối thiểu là 1,2 m2, theo đó mặt cắt lối đi phải có dạng hình chữ nhật với chiều cao tối thiểu là 1,9 m và chiều rộng tối thiểu là 0,6 m.
Đối với máy đào hầm có đường kính trong lớn hơn 3,5 m và nhỏ hơn hoặc bằng 6,0 m lối đi bên trong máy đào hầm phải có diện tích mặt cắt tối thiểu là 0,8 m2, theo đó mặt cắt lối đi có dạng hình chữ nhật với chiều cao tối thiểu 1,4 m và bề rộng tối thiểu là 0,45 m. Đoạn có chiều cao giảm xuống tới 1,0 m chỉ được phép có chiều dài liên tục tối đa là 4,0 m.
Đối với máy đào hầm có đường kính trong lớn hơn 2,0 m và nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 m lối đi bên trong máy đào hầm phải có diện tích mặt cắt tối thiểu là 0,6 m2, theo đó mặt cắt lối đi có dạng hình chữ nhật với chiều cao tối thiểu là 1,0 m và bề rộng tối thiểu là 0,45 m. Đoạn có chiều cao giảm xuống tới 0,7 m chỉ được phép có chiều dài liên tục tối đa là 4,0 m.
Đối với máy đào hầm có đường kính trong nhỏ hơn 2,0 m lối đi bên trong máy đào hầm phải có diện tích mặt cắt tối thiểu là 0,5 m2, theo đó mặt cắt lối đi có dạng hình chữ nhật với chiều cao tối thiểu là 0,7 m và bề rộng tối thiểu là 0,45 m.
Mặt lối đi có bề rộng tối thiểu 0,3 m và được chế tạo với bề mặt không trơn trượt. Lối đi phải trang bị lan can và tấm chắn chân.
Các lối đi phải không bị cản trở, ví dụ: bằng cách quy định các khu vực cất giữ cho vật liệu và thiết bị. Trong trường hợp có thể, cần tránh thay đổi cao độ và hướng đi. Trường hợp cần có cầu thang hoặc bậc leo, phải bố trí lan can hoặc tay nắm ít nhất ở một bên.
5.2.10.3 Kích thước cửa tiếp cận
Cửa tiếp cận phải lớn nhất có thể, chúng phải có kích thước ngang tối thiểu là 0,45 m và diện tích mặt cắt tối thiểu là 0,35 m2,
Đối với máy đào hầm có đường kính ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 6,0 m, diện tích mặt cắt tối thiểu phải được lấy như dưới đây:"
Bảng 2 - Mặt cắt ngang nhỏ nhất của cửa tiếp cận
Đường kính ngoài máy đào hầm | Diện tích mặt cắt tối thiểu |
≤ 3,5 m | 0,2 m2 |
> 3,5 m ≤ 6,0 m | 0,25 m2 |
Như vậy, đối với máy đào hầm dùng trong hoạt động xây dựng giếng, đường hầm và các công trình dưới dất, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về an toàn , các biện pháp bảo vệ đối với từng phần cụ thể, trong đó bao gồm buồng khí áp, khoan neo đá, các chuyển động xoay máy và trượt dọc máy cũng như lối ra và vào vị trí vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?