Các cơ quan của Quốc hội tổ chức việc tiếp công dân tại đâu? Các cơ quan của Quốc hội cử đại diện để tiếp công dân trong các trường hợp nào?
Các cơ quan của Quốc hội tổ chức việc tiếp công dân tại đâu?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Tiếp công dân 2013 có quy định thì các cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội hoặc nơi tiếp công dân do các cơ quan của Quốc hội lựa chọn khi cần thiết để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cử tri.
Đồng thời theo Điều 2 Nghị Quyết 759/2014/UBTVQH13 có quy định thêm như sau:
Nơi tiếp công dân
1. Các cơ quan của Quốc hội tiếp công dân tại nơi tiếp công dân sau đây:
a) Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội bố trí tại địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, bảo đảm hoạt động bình thường của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Nơi tiếp công dân khác do các cơ quan của Quốc hội lựa chọn khi cần thiết.
2. Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân tại nơi tiếp công dân sau đây:
a) Trụ sở tiếp công dân của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh) nơi đại biểu Quốc hội ứng cử;
b) Nơi tiếp công dân khác do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí.
Trường hợp đại biểu Quốc hội chuyển sinh hoạt đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì thực hiện việc tiếp công dân ở nơi chuyển đến.
Như vậy các cơ quan của Quốc hội tiếp công dân tại nơi tiếp công dân sau đây:
(1) Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội bố trí tại địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, bảo đảm hoạt động bình thường của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội;
(2) Nơi tiếp công dân khác do các cơ quan của Quốc hội lựa chọn khi cần thiết.
Các cơ quan của Quốc hội tổ chức việc tiếp công dân tại đâu? (Hình từ Internet)
Các cơ quan của Quốc hội cử đại diện để tiếp công dân trong các trường hợp nào?
Như đã nói trong quy định tại Điều 20 Luật Tiếp công dân 2013 thì các cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân khi cần thiết để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cử tri.
Bên cạnh đó thì tại Điều 3 Nghị Quyết 759/2014/UBTVQH13 có nói thêm các cơ quan của Quốc hội cử đại diện để tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Khi xét thấy cần thiết theo đề nghị của Ban dân nguyện hoặc đề nghị trực tiếp của công dân.
Cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm thông báo dự kiến lịch tiếp công dân theo các trường hợp trên cho Ban dân nguyện để xây dựng lịch tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và niêm yết công khai tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, đồng thời thông báo cho công dân đã đề nghị được tiếp biết.
Các cơ quan của Quốc hội tiếp công dân về các vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan của Quốc hội.
Trong công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội thì Ban dân nguyện có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị Quyết 759/2014/UBTVQH13 có quy định về trách nhiệm của Ban dân nguyện trong việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội như sau:
Trách nhiệm của Ban dân nguyện trong việc tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân
Ban dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Ban dân nguyện thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Đại diện cho các cơ quan của Quốc hội thực hiện tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương và địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
Khi công dân đề nghị được gặp trực tiếp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì Ban dân nguyện có trách nhiệm chuyển đề nghị đó đến cơ quan mà công dân đề nghị. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm xem xét đề nghị đó để trả lời công dân.
2. Phối hợp, tổ chức phục vụ hoạt động tiếp công dân khi có yêu cầu của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
3. Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người có trách nhiệm phối hợp tham gia tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội hoặc tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương khi có vụ việc phức tạp hoặc trong trường hợp cần thiết khác, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về tiếp công dân, nội quy tiếp công dân.
4. Quy định nội quy tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
5. Xây dựng các báo cáo chung về tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?