Các cơ quan nào có thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt Nam ra nước ngoài nếu có phát sinh ủy thác trong quá trình giải quyết vụ án dân sự?
Các cơ quan nào có thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt Nam ra nước ngoài nếu có phát sinh ủy thác trong quá trình giải quyết vụ án dân sự?
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định có các cơ quan sau đây có thẩm quyền yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp trong các vụ án dân sự:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân cấp cao;
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
- Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự có phát sinh ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện lập hồ sơ gửi tới cơ quan tương ứng cấp tỉnh nêu trên để thực hiện theo thủ tục chung.
Ủy thác tư pháp (Hình từ Internet)
Thủ tục nhận, gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam thực hiện như thế nào?
Về trình tự thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam được thực hiện tại hai cơ quan là:
- Thực hiện tại Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thể như sau:
"Điều 13. Trình tự, thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam tại Bộ Tư pháp
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch này và thực hiện các công việc sau đây:
1. Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện một trong các thủ tục sau:
a) Chuyển hồ sơ qua kênh tống đạt chính hoặc cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên;
b) Chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao để chuyển qua đường ngoại giao trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc chưa thỏa thuận về áp dụng nguyên tắc có đi có lại;
c) Tống đạt giấy tờ qua kênh ngoại giao gián tiếp, kênh lãnh sự gián tiếp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam hoặc trong trường hợp không thể chuyển qua kênh tống đạt chính.
2. Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không đầy đủ hoặc không hợp lệ theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư liên tịch này, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp và nêu rõ lý do."
- Thực hiện tại Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thể như sau:
"Điều 14. Trình tự, thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam tại Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam và chuyển hồ sơ cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp do Bộ Tư pháp chuyển đến.
2. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam và chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp.
3. Việc thực hiện tống đạt theo kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp theo Công ước Tống đạt cho công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài nếu nước đó không phản đối hoặc pháp luật nước đó cho phép thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao"
Xử lý các kết quả ủy thác tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu như thế nào?
Tại Điều 16 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC hướng dẫn cách xử lý như sau:
- Đối với kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết vụ việc dân sự thì xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Đối với kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự thì xử lý theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
- Đối với kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết yêu cầu khác thì xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?