Các cơ sở đào tạo sơ cấp thực hiện ra đề và chấm điểm kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ như thế nào?
Các cơ sở đào tạo sơ cấp thực hiện ra đề và chấm điểm kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 25 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBX thì việc ra đề và chấm điểm kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được thực hiện theo quy định như sau:
(1) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ. Đề kiểm tra phải phù hợp với nội dung mô - đun, tín chỉ đã được quy định trong chương trình và phải được bốc thăm ngẫu nhiên từ ngân hàng đề của cơ sở đào tạo sơ cấp. Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phê duyệt đề trước khi sử dụng.
(2) Cách chấm và tính điểm kiểm tra
- Mỗi bài kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ phải do giáo viên chấm điểm và phải ký tên vào bài kiểm tra, phiếu chấm điểm, bảng tổng hợp điểm. Việc chấm điểm bài kiểm tra viết tự luận, chấm điểm vấn đáp, thực hành phải thực hiện trên phiếu chấm thi do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định.
- Điểm kiểm tra là điểm trung bình cộng của các giáo viên chấm. Trường hợp điểm của các giáo viên chấm đối với một bài kiểm tra có sự chênh lệch trên 1,0 điểm (theo thang điểm 10) thì phải tổ chức xem xét hoặc chấm lại.
Trường hợp chấm lại vẫn không thống nhất được điểm thì trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn xem xét, quyết định cuối cùng về cho điểm đối với bài kiểm tra đó. Bài kiểm tra được chấm thông qua máy, phần mềm chuyên dụng và việc chấm phúc khảo do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể và tổ chức thực hiện.
Lưu ý: Đối với người học không đủ điều kiện dự kiểm tra hoặc vắng mặt buổi kiểm tra không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 cho lần kiểm tra đó; trường hợp có lý do chính đáng thì chưa tính điểm kiểm tra.
(3) Cách tính điểm mô đun, tín chỉ
- Điểm mô đun, tín chỉ là điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 0,4 và điểm kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ có trọng số 0,6.
- Điểm trung bình các điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2.
Kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ (Hình từ Internet)
Thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp là bao lâu?
Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBX quy định về việc kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp như sau:
Kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ
1. Thể lệ kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ
...
b) Hình thức, thời gian kiểm tra
- Hình thức kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ là thực hiện bài kiểm tra kỹ năng tổng hợp, gồm kiến thức và kỹ năng thực hành một hoặc một số khâu công việc của nghề.
- Thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ đối với mỗi bài kiểm tra viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài kiểm tra đối với các hình thức kiểm tra khác hoặc thời gian làm bài kiểm tra của mô - đun, tín chỉ có tính đặc thù của nghề đào tạo do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quyết định.
Hình thức kiểm tra, thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô - đun phải được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun, tín chỉ.
Như vậy, thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được quy định như sau:
- Thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ đối với mỗi bài kiểm tra viết: từ 60 đến 120 phút;
- Thời gian làm bài kiểm tra đối với các hình thức kiểm tra khác hoặc thời gian làm bài kiểm tra của mô - đun, tín chỉ có tính đặc thù của nghề đào tạo thì sẽ do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quyết định.
Điều kiện để học sinh cơ sở đào tạo tạo sơ cấp được dự kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBX thì học sinh tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được dự kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Tham dự ít nhất 70% thời gian lên lớp lý thuyết, 80% giờ thực hành, thực tập và các yêu cầu của mô - đun, tín chỉ được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun, tín chỉ.
- Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên.
Lưu ý: Trường hợp người học bị ốm trong quá trình học hoặc trong kỳ kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ, phải viết đơn xin phép gửi cơ sở đào tạo sơ cấp trong thời hạn không quá một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường hoặc cơ quan y tế cấp xã trở lên nhưng phải đảm bảo tham dự lớp học đủ thời gian theo quy định tại điểm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?