Các cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ như thế nào? Thời gian kiểm tra là khi nào?
Các cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBX, việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được thực hiện như sau:
(1) Kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học của học sinh theo từng mô - đun, tín chỉ cụ thể thông qua việc chấm điểm kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra đánh giá khác.
(2) Kiểm tra đánh giá định kỳ được thực hiện tại thời điểm được quy định trong đề cương chi tiết của mô đun, có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết có thời gian làm bài từ 30 đến 45 phút; làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
(3) Cách thức thực hiện kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ
Kiểm tra đánh giá quá trình học do giáo viên giảng dạy mô - đun, tín chỉ thực hiện theo những yêu cầu sau:
- Nội dung kiểm tra là những nội dung được quy định trong mô - đun, tín chỉ đào tạo đã giảng dạy cho học sinh;
- Nội dung cụ thể và hình thức kiểm tra thường xuyên do giáo viên tự quyết định;
- Nội dung và hình thức kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định trong đề cương chi tiết mô - đun, tín chỉ của chương trình đào tạo.
Các bài kiểm tra theo hình thức kiểm tra viết, tiểu luận, bài tập sau khi chấm phải trả lại cho học sinh ngay sau khi công bố điểm kiểm tra.
(4) Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng mô - đun, tín chỉ cụ thể được thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp, bảo đảm trong một mô - đun, tín chỉ mỗi người học có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
(5) Học sinh không dự kiểm tra nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 (không) cho bài kiểm tra đó. Trường hợp có lý do chính đáng thì được giáo viên giảng dạy mô - đun, tín chỉ tổ chức làm bài kiểm tra bổ sung.
Cơ sở đào tạo sơ cấp
Khối lượng học tập thực hành tại các cơ sở đào tạo sơ cấp là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau:
Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp
a) Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
b) Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
c) Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Như vậy, hiện nay không có quy định rõ khối lượng học tập thực hành đối với các cơ sở đào tạo sơ cấp là bao nhiêu nhưng phải đảm bảo được tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Mỗi lớp đào tạo trình độ sơ cấp có tối đa bao nhiêu người học?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì số lượng người học tối đa trong mỗi lớp đào tạo trình độ sơ cấp được quy định như sau:
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học.
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học.
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người mù tối đa 10 người học.
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học.
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học.
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 người học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?