Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được quản lý và thực hiện theo những nguyên tắc gì?
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được quản lý và thực hiện theo những nguyên tắc gì?
- Nguồn vốn đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ đâu?
- Ai là người quyết định đầu tư trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam?
Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được quản lý và thực hiện theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 về nguyên tắc quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
- Tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam phải được quản lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam được quản lý tập trung, thống nhất; có sự phân cấp rõ ràng, chặt chẽ giữa các cấp trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư.
- Việc đầu tư xây dựng công trình phải căn cứ vào chiến lược phát triển chung của BHXH Việt Nam; quy hoạch phát triển hệ thống trụ sở của Ngành; đầu tư xây dựng công trình cấp bách khác được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định.
- Đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả tuân thủ quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của địa phương;
- Đảm bảo quốc phòng - an ninh, mỹ quan và an toàn môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa xã hội của từng địa phương, từng vùng và đặc thù hoạt động của đơn vị quản lý sử dụng công trình; thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí và các tiêu cực khác có thể phát sinh trong đầu tư xây dựng công trình.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được quản lý và thực hiện theo những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Điều 3 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
...
b) Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng: Nhằm bổ sung, nâng cấp một số hạng mục, tăng giá trị tài sản (tăng quy mô đã đầu tư) để nâng cao chất lượng sử dụng công trình, tăng công suất so với thiết kế ban đầu hoặc vẫn giữ nguyên công suất thiết kế ban đầu nhưng làm thay đổi kết cấu, kiến trúc công trình. Thuộc loại này là các dự án đầu tư để mở rộng diện tích làm việc, lắp đặt thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hạng mục khác có tính chất tương tự;
c) Dự án cải tạo, sửa chữa: Nhằm duy trì hoạt động theo công suất thiết kế ban đầu. Thuộc loại này là các dự án cải tạo, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác mà việc cải tạo, sửa chữa này không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và công suất thiết kế ban đầu của công trình.
3. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư
a) Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (nếu có);
b) Vốn đầu tư phát triển của BHXH Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
Theo đó, nguồn vốn đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (nếu có); vốn đầu tư phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
Ai là người quyết định đầu tư trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Điều 5 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Đơn vị đầu mối thẩm định, thẩm tra
1. Tại BHXH tỉnh, đơn vị đầu mối thẩm định, thẩm tra tham mưu giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư và người quyết định đầu tư theo phân cấp trong quản lý dự án là Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Đối với chủ đầu tư là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, tổ chức, cá nhân được chủ đầu tư giao làm đầu mối thẩm định giúp chủ đầu tư thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Tại BHXH Việt Nam đơn vị đầu mối thẩm định, thẩm tra tham mưu giúp Tổng Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người quyết định đầu tư trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam là Ban Kế hoạch - Tài chính.
Theo đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam là người có quyền quyết định đầu tư trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ban Kế hoạch - Tài chính của tổ chức BHXH Việt Nam là tổ chức đầu mối thẩm định, thẩm tra tham mưu cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?