Các hành vi sử dụng căn cước công dân gắn chíp có thể bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng theo quy định hiện nay?
- 05 hành vi sử dụng căn cước công dân gắn chíp có thể bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng?
- Sử dụng căn cước công dân gắn chíp trái với quy định thì ngoài phạt tiền công dân có bị áp dụng thêm hình phạt nào khác không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sử dụng căn cước công dân gắn chíp trái quy định là bao nhiêu năm?
05 hành vi sử dụng căn cước công dân gắn chíp có thể bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng?
Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ căn cước công dân như sau:
Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ căn cước công dân sẽ là số định danh của mỗi cá nhân.
Tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các vi phạm quy định trong việc sử dụng thẻ căn cước công dân như sau:
Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
...
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
....
Khi được cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp, công dân cần đảm bảo sử dụng thẻ căn cước công dân đúng quy định pháp luật.
Trường hợp vi phạm một trong những hành vi sau thì công dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 04 triệu đến 06 triệu đồng:
- Trường hợp 1: Làm giả Căn cước công dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Trường hợp 2: Sử dụng thẻ Căn cước công dân giả;
- Trường hợp 3: Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố thẻ Căn cước công dân;
- Trường hợp 4: Mua, bán, thuê, cho thuê thẻ Căn cước công dân;
- Trường hợp 5: Mượn, cho mượn thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
05 trường hợp sử dụng căn cước công dân gắn chíp có thể bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng? (Hình từ Internet)
Sử dụng căn cước công dân gắn chíp trái với quy định thì ngoài phạt tiền công dân có bị áp dụng thêm hình phạt nào khác không?
Căn cứ khoản 5 và khoản 6 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.
Như vậy, nếu công dân sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp trái quy định thuộc trường hợp bị xử phạt từ 04 đến 06 triệu đồng thì ngoài mức phạt tiền thì người vi phạm còn sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Ngoài ra, đối với hành vi làm giả thẻ căn cước công dân thì người vi phạm còn buộc phải nộp lại Căn cước công dân giả đó.
Trường hợp có thu được lợi từ hành vi các hành vi tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp đó.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sử dụng căn cước công dân gắn chíp trái quy định là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sử dụng căn cước công dân gắn chíp trái quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?