Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng được dựa trên những căn cứ nào để xác định trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm?
- Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng được dựa trên những căn cứ nào để xác định trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm?
- Xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của người đứng đầu đơn vị có những hình thức nào?
- Áp dụng hình thức kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của người đứng đầu đơn vị được quy định như thế nào?
Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng được dựa trên những căn cứ nào để xác định trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm?
Căn cứ theo Điều 76 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 134/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định trách nhiệm
1. Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.
2. Mức độ của vụ việc tham nhũng được xác định như sau:
a) Vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hình sự bằng hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm;
c) Vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm;
d) Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng được dựa trên những căn cứ trên để xác định trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm.
Phòng, chống tham nhũng (Hình từ Internet)
Xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của người đứng đầu đơn vị có những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 77 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Như vậy xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của người đứng đầu đơn vị có những hình thức sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của người đứng đầu đơn vị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 78 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật
1. Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng.
2. Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
3. Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Như vậy việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của người đứng đầu đơn vị được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?