Các học sinh đang học tại trường giáo dưỡng thì có được nhà nước hỗ trợ tiền mua sách vở hay gia đình tự mua?
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là gì?
Căn cứ Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
“1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.”
Và căn cứ theo Điều 96 Bộ luật Hình sự 2015 quy định giáo dục tại trường giáo dưỡng như sau:
“1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.”
Học sinh trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Các học sinh đang học tại trường giáo dưỡng thì có được nhà nước hỗ trợ tiền mua sách vở hay gia đình tự mua?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ học văn hóa, học nghề và lao động của học sinh như sau:
"1. Chế độ học văn hóa
a) Học sinh được học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc; đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học văn hóa cho phù hợp.
Học sinh khi vào trường giáo dưỡng không có hồ sơ học bạ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức kiểm tra kiến thức hai môn Văn và Toán bằng hình thức kiểm tra viết. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xếp lớp học văn hóa cho phù hợp. Quyết định này thay cho học bạ những năm trước đã mất để xét tốt nghiệp cho học sinh.
Ngoài việc học văn hóa, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân và chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định;
b) Phòng học của học sinh được trang bị máy tính, máy chiếu, quạt điện và các dụng cụ dạy học cần thiết;
c) Kinh phí mua sách, vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hằng tháng tương đương với 07 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương;
d) Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, thi kết thúc năm học, phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo nơi có trường giáo dưỡng thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an;
e) Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa trong trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông.
2. Chế độ học nghề
a) Học sinh từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia học nghề do Nhà trường tổ chức, ngoài giờ học văn hóa, được học nghề phù hợp với trình độ học vấn và sức khỏe để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực và nhân cách, giúp học sinh có kỹ năng nghề phù hợp để tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Thời gian học nghề do nhà trường quy định, đảm bảo sự phù hợp về thời gian học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt của học sinh nhưng không quá 07 giờ trong một ngày và không quá 35 giờ trong một tuần;
c) Trường giáo dưỡng có đủ điều kiện trực tiếp đào tạo nghề nghiệp hoặc phối hợp với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho học sinh theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
d) Không sử dụng học sinh tham gia học nghề thuộc các danh mục công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi và danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
đ) Trường giáo dưỡng căn cứ vào tình hình thực tế và khảo sát nhu cầu nghề, việc làm của địa phương nơi học sinh cư trú để hướng nghiệp, đào tạo nghề nghiệp phù hợp;
e) Chứng chỉ học nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Chế độ lao động
a) Học sinh từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lao động do Nhà trường tổ chức ngoài giờ học văn hóa, học nghề. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ của học sinh để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất, trí lực, nhân cách;
b) Thời gian lao động của học sinh thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và pháp luật về lao động. Thời gian học nghề được tính vào thời gian lao động. Thời gian lao động không được nhiều hơn thời gian học tập. Học sinh được nghỉ lao động trong các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, Tết theo quy định của pháp luật.
Ngoài thời gian được nghỉ theo quy định chung, học sinh được nghỉ khi ốm đau theo chỉ định của y, bác sỹ. Khi gặp thân nhân trong thời gian lao động phải được cán bộ có thẩm quyền của trường giáo dưỡng cho phép;
c) Khi tổ chức lao động, trường giáo dưỡng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật lao động về lao động chưa thành niên;
d) Trường hợp trường giáo dưỡng phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức lao động cho học sinh thì phải được sự tự nguyện tham gia lao động của học sinh."
Như vậy đối với các học sinh đang học tại trường giáo dưỡng thì sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí mua sách, vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hằng tháng tương đương với 07 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương.
Học tại trường giáo dưỡng có kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh như những cơ sở giáo dục khác không?
Căn cứ theo Điều 147 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi như sau:
“1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chứng chỉ học văn hóa, học nghề do trường giáo dưỡng cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.”
Như vậy học sinh học tại trường giáo dưỡng vẫn có kiểm tra, đánh giá, xếp loại, thi cử như những học sinh tại các cơ sở giáo dục khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?