Các loại điều ước quốc tế nào phải được phê chuẩn? Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc về chủ thể nào?
Các loại điều ước quốc tế nào phải được phê chuẩn?
Căn cứ Điều 28 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn như sau:
Các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn
1. Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.
2. Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
3. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
Theo quy định trên, các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn bao gồm điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn; điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; và điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc về chủ thể nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 29 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
2. Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 của Luật này, trừ các điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo quy định tại Điều 28 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn như sau:
Các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn
1. Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.
2. Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
3. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
Như vậy, cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế là Quốc hội và Chủ tịch nước.
Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn những điều ước quốc tế được quy định tại khoản 1 Điều 29 nêu trên. Trong đó có điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 trên, trừ các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều 29 nêu trên.
Văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế
...
3. Văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên điều ước quốc tế được phê chuẩn, thời gian và địa điểm ký;
b) Nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác;
c) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế được phê chuẩn;
d) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc hoàn thành thủ tục phê chuẩn và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;
đ) Toàn văn điều ước quốc tế bằng tiếng Việt dưới hình thức Phụ lục. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì Phụ lục là toàn văn điều ước quốc tế bằng một trong số các ngôn ngữ ký và bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.
Theo đó, văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 29 nêu trên.
Trong đó có tên điều ước quốc tế được phê chuẩn, thời gian và địa điểm ký; và nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?