Các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng gồm những loại nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BXD, có các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng sau đây:
(1) Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
(2) Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
(3) Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
(4) Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
(5) Trong trường hợp mốc giới cần cắm nằm bên trong công trình hiện trạng, gây ảnh hưởng đến công trình hiện trạng thì xác định mốc tham chiếu để thay thế mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC.
Các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng gồm những loại nào theo quy định pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Khoảng cách giữa các mốc giới cắm ngoài thực địa là bao nhiêu mét?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BXD thì khoảng cách giữa các mốc giới cắm ngoài thực địa là từ 30 mét trở lên tùy thuộc vào địa hình địa mạo khu vực cắm mốc và phải đảm bảo yêu cầu quản lý về ranh giới và cao độ.
Trường hợp khoảng cách giữa các mốc giới nhỏ hơn 30 mét thì phải giải trình trong thuyết minh của hồ sơ cắm mốc giới.
Lưu ý:
(1) Kinh phí cho công tác lập hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa được quy định tại Điều 7 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước được sử dụng để lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa, bổ sung và khôi phục mốc giới đối với các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi Tiết không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh.
- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân được sử dụng để lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa trong khu vực dự án đối với các đồ án quy hoạch thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh.
(2) Điều kiện, năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa được quy định tại Điều 8 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:
Tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phải có đủ Điều kiện, năng lực về hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa?
Trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa được quy định tại Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BXD, cụ thể như sau:
(1) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(2) Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh và thị xã tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới các đồ án quy hoạch quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù trong địa giới hành chính do mình quản lý, trừ trường hợp quy định tại Khoản (1).
(3) Ủy ban nhân dân quận tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi Tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ trường hợp quy định tại Khoản (1).
(4) Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi Tiết thị trấn thuộc huyện; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi Tiết khu chức năng đặc thù trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ trường hợp quy định tại Khoản (1).
(5) Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới đồ án quy hoạch chung xây dựng xã do mình quản lý, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
(6) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai cắm mốc giới đồ án quy hoạch chi Tiết trong khu vực dự án.
Hồ sơ cắm mốc giới trước khi phê duyệt phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồ án quy hoạch chi Tiết chấp thuận để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy hoạch chi Tiết được duyệt và phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn GTGT khi cho một doanh nghiệp khác mượn hàng hóa của mình hay không?
- Người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng khi người lao động chết trong trường hợp nào?
- Công bố đề án tuyển sinh không đúng, không đầy đủ thông tin thì trường đại học có bị xử phạt? Đề án tuyển sinh bao gồm những thông tin gì?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo có thể không lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?