Các loại túi ni lông làm từ các loại màng BOPP, MOPP, CPP, PA hiện tại có chịu thuế bảo vệ môi trường không?
- Túi ni lông có thuộc diện chịu thuế không?
- Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế theo luật thuế bảo vệ môi trường quy định như thế nào?
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
- Các loại túi ni lông làm từ các loại màng BOPP, MOPP, CPP, PA hiện tại có chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Túi ni lông có thuộc diện chịu thuế không?
Tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp.
Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế theo luật thuế bảo vệ môi trường quy định như thế nào?
- Căn cứ theo Điều 3 và Điều 4 Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010 quy định như sau:
* Đối tượng chịu thuế
- Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
- Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Túi ni lông làm từ các loại màng BOPP, MOPP, CPP, PA
* Đối tượng không chịu thuế
- Hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
- Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định người nộp thuế như sau:
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
+ Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
+ Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Các loại túi ni lông làm từ các loại màng BOPP, MOPP, CPP, PA hiện tại có chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Tại Điều 1 Nghị định 69/2012/NĐ-CP quy định như sau:
"3. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;
b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;
c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.”
Căn cứ vào các quy định nêu trên, nếu túi ni lông mà anh đang đề cập không được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin) thì không thuộc đối tượng chịu thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?