Các mô hình điểm về dân quân tự vệ gồm những mô hình nào? Yêu cầu của các mô hình điểm về dân quân tự vệ là được quy định như thế nào?
Các mô hình điểm về dân quân tự vệ gồm những mô hình nào?
Căn cứ theo tiểu mục A Mục II Kế hoạch Xây dựng mô hình điểm về dân quân tự vệ ban hành kèm theo Quyết định 2830/QĐ-BQP năm 2020 quy định như sau:
NỘI DUNG XÂY DỰNG
A. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂM VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Đơn vị dân quân thường trực.
2. Đơn vị Dân quân tự vệ biển.
3. Đơn vị dân quân cơ động.
4. Đơn vị Dân quân tự vệ pháo binh.
5. Đơn vị Dân quân tự vệ phòng không.
6. Chốt đơn vị dân quân thường trực biên giới đất liền.
7. Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp có tổ chức đảng.
8. Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp.
9. Đơn vị tự vệ trong loại hình doanh nghiệp FDI.
10. Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp.
11. Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội.
(Hướng dẫn nội dung một số mô hình điểm tại Phụ lục)
Như vậy theo quy định này thì dân quân tự vệ đang có 11 mô hình điểm như trên.
Dân quân tự vệ (Hình từ Internet)
Mục đích và yêu cầu đối với các mô hình điểm về dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục I Kế hoạch Xây dựng mô hình điểm về dân quân tự vệ ban hành kèm theo Quyết định 2830/QĐ-BQP năm 2020 quy định như sau:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Dân quân tự vệ và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật trong xây dựng các mô hình điểm đạt hiệu quả thiết thực; làm cơ sở rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
- Xây dựng mô hình điểm toàn diện về tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ; tuân thủ theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ và pháp luật có liên quan;
- Phù hợp với tình hình nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và điều kiện của từng địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực để xây dựng các mô hình điểm; thực hiện từng bước vững chắc, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời.
Trong thời bình thì nam trên 45 tuổi có còn được tham gia dân quân tự vệ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.
Như vậy công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ
Chính vì vậy trong thời bình mà tự nguyện thì nam từ 45 tuổi - 50 tuổi vẫn có thể tham gia dân quân tự vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?