Các mục tiêu phải phấn đấu đạt được của chương trình truyền thông về bình đẳng giới là những mục tiêu gì?
- Các mục tiêu phải phấn đấu đạt được của chương trình truyền thông về bình đẳng giới là những mục tiêu gì?
- Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông là giải pháp quan trọng của chương trình truyền thông về bình đẳng giới phải không?
- Cơ quan chủ trì thực hiện triển khai các nhiệm vụ của chương truyền thông về bình đẳng giới là Bộ Thông tin và Truyền thông đúng không?
Các mục tiêu phải phấn đấu đạt được của chương trình truyền thông về bình đẳng giới là những mục tiêu gì?
Tại Mục I Quyết định 1790/QĐ-TTg năm 2021 quy định mục tiêu của chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 phải phấn đấu đạt được như sau:
- Hằng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 cuộc.
- Đến năm 2025 đạt 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm.
- Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.
- Đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
Các mục tiêu phải phấn đấu đạt được của chương trình truyền thông về bình đẳng giới là những mục tiêu gì? (Hình từ Internet)
Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông là giải pháp quan trọng của chương trình truyền thông về bình đẳng giới phải không?
Tại Mục II Quyết định 1790/QĐ-TTg năm 2021 quy định về các nhiệm vụ và giải pháp:
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm.
2. Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội.
4. Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em.
5. Xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông các ngành, các cấp.
6. Tăng cường truyền thông về luật pháp, chính sách và những thành tựu, kết quả về bình đẳng giới của Việt Nam cho các đối tác quốc tế; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới và các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
7. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, nhân rộng các mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.
Như vậy, trong nhiệm vụ và giải pháp của chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 có quy định về đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông.
Cơ quan chủ trì thực hiện triển khai các nhiệm vụ của chương truyền thông về bình đẳng giới là Bộ Thông tin và Truyền thông đúng không?
Tại tiểu mục 1, tiểu mục 3 Mục IV Quyết định 1790/QĐ-TTg năm 2021 quy định:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì thực hiện:
- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ của Chương trình.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng tài liệu, văn bản, triển khai việc cung cấp, phổ biến, cập nhật thông tin, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
- Xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ truyền thông, cộng tác viên về bình đẳng giới các cấp.
- Đưa nội dung bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy chính thức của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức giới, bình đẳng giới cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo và học viên trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cán bộ cơ quan quản lý lao động tại địa phương.
- Hướng dẫn, triển khai chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đẳng giới trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 hằng năm.
- Hướng dẫn, phối hợp, xây dựng và nhân rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác truyền thông về bình đẳng giới.
- Điều tra, khảo sát, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình của các bộ ngành, địa phương hằng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình.
...
3. Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và các địa phương liên quan, chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở đổi mới hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số trong các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng tài liệu tập huấn, tuyên truyền, nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí, từ trung ương tới địa phương.
- Chủ trì việc vận dụng và áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trong các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới và các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thông tin có nội dung vi phạm chính sách bình đẳng giới.
Đối chiếu với quy định trên có thể thấy rằng về cơ quan chủ trì thực hiện triển khai các nhiệm vụ của chương truyền thông về bình đẳng giới là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Còn đối với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và các địa phương thực hiện các công việc theo tiểu mục 3 Mục IV nêu cụ thể phía trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?