Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nào sẽ được ưu tiên thực hiện?
- Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nào sẽ được ưu tiên thực hiện?
- Các bộ, ngành có được phép chủ trì trong việc xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp không?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo được những yêu cầu nào?
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nào sẽ được ưu tiên thực hiện?
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN như sau:
Phân loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình
1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý: bao gồm các nhiệm vụ đáp ứng tiêu chí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Khoa học và công nghệ, trong đó, ưu tiên nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng quốc gia, doanh nghiệp; nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo về năng suất, chất lượng; phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đánh giá sự phù hợp; áp dụng thí điểm, xây dựng mô hình điểm để thúc đẩy nhân rộng về năng suất, chất lượng và các nhiệm vụ khác có tính chất đa ngành về năng suất, chất lượng.
2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ do Bộ hoặc cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây viết tắt là bộ, ngành) quản lý: bao gồm các nhiệm vụ đáp ứng tiêu chí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP, trong đó ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng ngành; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng.
...
Theo đó, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ do Bộ hoặc cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý.
Trong đó, cơ quan quản lý sẽ ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về:
(1) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng ngành;
(2) Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng.
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nào sẽ được ưu tiên thực hiện? (Hình từ Internet)
Các bộ, ngành có được phép chủ trì trong việc xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp không?
Việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ được quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN như sau:
Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc Chương trình
1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc Chương trình bao gồm các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 3, khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Các bộ, ngành chủ trì xây dựng, phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc Chương trình theo thẩm quyền.
3. Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc Chương trình thực hiện theo quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ do bộ, ngành ban hành.
Như vậy, các bộ, ngành được phép tự chủ trì xây dựng, phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp theo thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc Chương trình thực hiện theo quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ do bộ, ngành ban hành.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo được những yêu cầu nào?
Theo Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN thì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
(1) Có tính cấp thiết, phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.
(2) Kết quả, sản phẩm được áp dụng thực tiễn hoặc giải quyết các vấn đề về lý luận, khoa học trong lĩnh vực năng suất, chất lượng, có tác động tới thúc đẩy năng suất, chất lượng doanh nghiệp, địa phương, ngành và quốc gia.
(3) Có khả năng duy trì, nhân rộng kết quả sau khi kết thúc.
(4) Thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình tối đa là 36 tháng.
(5) Doanh nghiệp được hỗ trợ từ Chương trình là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa chủ lực của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?