Các nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh là gì? Sản xuất phim tuyên truyền tệ nạn xã hội bị xử phạt như thế nào?

Một công ty giải trí sản xuất một bộ phim tuyên truyền tệ nạn xã hội thì có vi phạm pháp luật không? Các nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh là gì? Hoạt động điện ảnh là gì? Sản xuất phim tuyên truyền tệ nạn xã hội bị xử phạt như thế nào?

Hoạt động điện ảnh là gì?

Theo quy định khoản 3 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy định giải thích thuật ngữ hoạt động điện ảnh như sau:

Giải thích từ ngữ
....
3. Hoạt động điện ảnh bao gồm sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, lưu chiểu, lưu trữ phim, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh

Như vậy, hoạt động điện ảnh bao gồm:

- Sản xuất phim

- Phát hành phim,

- Phổ biến phim,

- Quảng bá,

- Xúc tiến phát triển điện ảnh

- Lưu chiểu,

- Lưu trữ phim,

- Đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh

Sản xuất phim tuyên truyền tệ nạn xã hội bị xử phạt như thế nào?

Sản xuất phim tuyên truyền tệ nạn xã hội bị xử phạt như thế nào? (hình ảnh lấy từ internet)

Các nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh là gì?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định những nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:

- Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;

- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;

- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;

- Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;

- Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

- Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;

- Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;

- Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;

- Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.

Sản xuất phim tuyên truyền tệ nạn xã hội bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị đ_ịnh 38/2021 NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:

Vi phạm quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động điện ảnh có một trong các nội dung sau đây, trừ hành vi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh:
a) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về an ninh mạng;
c) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
d) Gây tổn hại đến các giá trị văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; truyền bá tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
đ) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
e) Kích động, chống đối việc thi hành Hiến pháp, pháp luật.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy phim hoặc buộc xoá bỏ phim hoặc buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan đến phim có nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

Như vậy , nếu có hành vi sản xuất phim tuyên truyền tệ nạn xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Buộc tiêu hủy phim hoặc buộc xoá bỏ phim hoặc buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan đến phim có nội dung.

Lưu ý: Mức xử phạt này được áp dụng đối với cá nhân. Nếu tổ chức vi phạm quy định nêu trên sẽ bị phạt gấp 2 lần so với cá nhân.

Hoạt động điện ảnh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động điện ảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phim loại C là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh dẫn đến phim không được phép phổ biến?
Pháp luật
Các nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh là gì? Sản xuất phim tuyên truyền tệ nạn xã hội bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân trong hoạt động điện ảnh có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Trong hoạt động điện ảnh thì đơn vị chiếu phim có được tham gia hợp đồng kinh doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không?
Pháp luật
Việc dịch, biên tập và làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam phải bảo đảm những yêu cầu nào?
Pháp luật
Chế tài đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu là gì?
Pháp luật
Lưu trữ phim có nội dung xúc phạm các anh hùng dân tộc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Pháp luật
Hoạt động điện ảnh tại Việt Nam có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động điện ảnh gồm những hoạt động nào? Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với người tham gia hoạt động điện ảnh không?
Pháp luật
Thủ tục công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động điện ảnh
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
320 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động điện ảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động điện ảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào