Các nội dung, thông tin phải có trên xuất bản phẩm là gì? Hình thức xử lý khi vi phạm quy định về xuất bản đối với xuất bản phẩm là gì?
Các nội dung, thông tin phải có trên xuất bản phẩm là gì?
Để trả lời về nội dung, thông tin phải có trên xuất bản phẩm là gì, chị tham khảo quy định tại Điều 27 Luật Xuất bản 2012 quy định thông tin được ghi trên xuất bản phẩm theo 02 trường hợp như sau:
- Đối với xuất bản phẩm dưới dạng sách phải ghi các thông tin sau đây:
+ Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản. Lưu ý: phải ghi trên bìa một của sách và không được ghi thêm thông tin khác.
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào.
+ Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN). Lưu ý: Phải ghi trên cùng một trang sách
+ Đối với sách kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”. Lưu ý: phải ghi trên bìa bốn của sách.
- Đối với xuất bản phẩm không phải là sách phải ghi các thông tin sau:
+ Tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in;
+ Đối với xuất bản phẩm kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng”; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là “xuất bản phẩm không bán”.
Các nội dung, thông tin phải có trên xuất bản phẩm là gì? (Hình từ Internet)
Hình thức xử lý khi vi phạm quy định về xuất bản đối với xuất bản phẩm là gì?
Tại Điều 11 Luật Xuất bản 2012 quy định về xử lý vi phạm về xuất bản như sau:
Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
4. Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó đối với xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
Bên cạnh đó đối với xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý giống với xuất bản phẩm thông thường.
Sản phẩm xuất bản phẩm nào không được nhận quảng cáo?
Tại Điều 30 Luật Xuất bản 2012 quy định về quảng cáo trên xuất bản phẩm như sau:
Quảng cáo trên xuất bản phẩm
1. Không được quảng cáo trên bản đồ hành chính.
2. Việc quảng cáo trên lịch blốc được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Diện tích dành cho quảng cáo không vượt quá 20% diện tích từng tờ lịch; nội dung và hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo;
b) Không được quảng cáo trên những tờ lịch in ngày Quốc lễ và ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
3. Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Như vậy xuất bản phẩm là bản đồ hành chính sẽ không được nhận quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?