Các nội dung và mức chi đặc thù của Đội Tuyên truyền lưu động hiện nay được quy định thế nào? Định mức số buổi hoạt động trong năm có được hơn 140 buổi không?
Các nội dung và mức chi đặc thù của Đội Tuyên truyền lưu động hiện nay được quy định thế nào?
Các nội dung và mức chi đặc thù của Đội Tuyên truyền lưu động được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL cụ thể như sau:
Điều 4. Các nội dung và mức chi đặc thù của Đội Tuyên truyền lưu động
Kinh phí hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động thực hiện theo quy định hiện hành đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nội dung chi, mức chi đặc thù (chi bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn) của Đội Tuyên truyền lưu động được quy định như sau:
1. Tuyên truyền viên trong biên chế các Đội Tuyên truyền lưu động được hưởng chế độ bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập theo quy định tại Thông tư này. Mức bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập cụ thể tại từng tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao), Giám đốc Sở Tài chính, phù hợp với khả năng ngân sách và tình hình thực tế. Mức chi cụ thể tại từng địa phương có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức chi quy định tại Thông tư này. Mức thấp hơn không quá 20% khung bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập quy định dưới đây:
a) Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Mức bồi dưỡng cho 01 buổi tập chương trình mới là 60.000 đồng/người/buổi/4 giờ. Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi.
b) Mức bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn lưu động:
- Mức bồi dưỡng cho 01 buổi biểu diễn lưu động đối với vai chính là 100.000 đồng/người. Số lượng tuyên truyền viên đóng vai chính trong các chương trình biểu diễn lưu động do Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã quyết định.
- Mức bồi dưỡng 01 buổi biểu diễn lưu động đối với các vai diễn khác là 80.000 đồng/người.
2. Các tuyên truyền viên ngoài biên chế (đối tượng đã được các đơn vị tuyển dụng) tham gia luyện tập chương trình mới và biểu diễn lưu động theo hợp đồng thỏa thuận với Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã thì ngoài tiền công theo hợp đồng còn được hưởng mức chi bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn theo quy định tại Khoản 1 Điều 4.
3. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí chi cho các nhiệm vụ đặc thù của Đội tuyên truyền lưu động thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
Các nội dung và mức chi đặc thù của Đội Tuyên truyền lưu động hiện nay được quy định thế nào?
Kinh phí bảo đảm hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động được lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL quy định về nguồn kinh phí như sau:
Điều 3. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động
1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Nguồn tài trợ, viện trợ theo quy định của pháp luật.
Định mức số buổi hoạt động của đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh trong năm có được hơn 140 buổi không?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL về định mức hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh trong 1 năm như sau:
- Số buổi hoạt động trong năm từ 120 đến 140 buổi.
- Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn tuyên truyền lưu động từ 1 đến 2 cuộc.
- Biên tập các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ, phát hành tranh cổ động, các tài liệu tuyên truyền khác từ 8 đến 12 tài liệu.
- Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cơ sở từ 1 đến 2 lớp.
- Biên tập, dàn dựng chương trình mới từ 4 đến 6 chương trình.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định định mức hoạt động trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Định mức hoạt động cụ thể tại từng tỉnh có thể thấp hơn hoặc cao hơn, nhưng mức tăng, giảm không vượt quá 20% định mức hoạt động quy định như trên.
Như vậy số buổi hoạt động của đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh sẽ có thể hơn 140 buổi/năm nhưng không được vượt quá 20% mức hoạt động theo quy định tức không được quá 168 buổi/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?
- Cách viết Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG?
- Lý do ban hành thiết quân luật là gì? Cấm tụ tập đông người trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật đúng không?
- Baby Three là gì? Bán Baby Three ở lề đường, bán rong có phải đăng ký kinh doanh, nộp thuế thu nhập cá nhân?
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?