Các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện phân loại như thế nào?
- Đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện phân loại các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện phân loại như thế nào?
- Khi có đề nghị của Văn phòng BHXH Việt Nam thì đơn vị nào có trách nhiệm công khai kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính?
Đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện phân loại các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 21 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Văn phòng BHXH Việt Nam là đầu mối tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị; có trách nhiệm cập nhật đầy đủ các phản ánh, kiến nghị vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; thực hiện phân loại, chuyển cho các đơn vị liên quan để giải quyết; gửi kết quả giải quyết đến tổ chức, cá nhân, cập nhật công khai phản ánh, kiến nghị sau khi được giải quyết lên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị đối với phản ánh, kiến nghị tiếp nhận qua Hệ thống thông tin.
...
Theo quy định nêu trên thì Văn phòng BHXH Việt Nam là đơn vị có trách nhiệm thực hiện phân loại các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau đó chuyển cho các đơn vị liên quan để giải quyết.
Các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)
Các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện phân loại như thế nào?
Theo Điều 22 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Phân loại, chuyển xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Phản ánh, kiến nghị không đáp ứng nội dung, yêu cầu tại Điều 5, Điều 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP: trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, Văn phòng BHXH Việt Nam phải thông tin cho tổ chức, cá nhân về việc không tiếp nhận và nêu rõ lý do.
2. Phản ánh, kiến nghị chưa rõ nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Văn phòng BHXH Việt Nam phải gửi thông báo, đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị theo các hình thức phù hợp.
3. Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của BHXH Việt Nam: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Văn phòng BHXH Việt Nam chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu theo quy định và thuộc thẩm quyền xử lý của BHXH Việt Nam: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Văn phòng BHXH Việt Nam chuyển cho các đơn vị có liên quan để xử lý.
5. Đối với các phản ánh, kiến nghị có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc trong quá trình xử lý có các thông tin thuộc bảo vệ bí mật nhà nước thì quy trình xử lý phải được thực hiện và quản lý theo chế độ mật, không cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Theo quy định nêu trên thì các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện phân loại, chuyển xử lý như sau:
- Phản ánh, kiến nghị không đáp ứng nội dung, yêu cầu tại Điều 5 Nghị định 20/2008/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP):
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, Văn phòng BHXH Việt Nam phải thông tin cho tổ chức, cá nhân về việc không tiếp nhận và nêu rõ lý do.
- Phản ánh, kiến nghị chưa rõ nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2008/NĐ-CP:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Văn phòng BHXH Việt Nam phải gửi thông báo, đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị theo các hình thức phù hợp.
- Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của BHXH Việt Nam:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Văn phòng BHXH Việt Nam chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu theo quy định và thuộc thẩm quyền xử lý của BHXH Việt Nam:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Văn phòng BHXH Việt Nam chuyển cho các đơn vị có liên quan để xử lý.
Lưu ý: Đối với các phản ánh, kiến nghị có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc trong quá trình xử lý có các thông tin thuộc bảo vệ bí mật nhà nước thì quy trình xử lý phải được thực hiện và quản lý theo chế độ mật, không cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Khi có đề nghị của Văn phòng BHXH Việt Nam thì đơn vị nào có trách nhiệm công khai kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính?
Theo điểm b khoản 3 Điều 23 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị
...
3. Trung tâm Truyền thông
a) Chuyển các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính được gửi qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam cho Văn phòng BHXH Việt Nam.
b) Công khai kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị theo đề nghị của Văn phòng BHXH Việt Nam.
...
Theo quy định khi có đề nghị của Văn phòng BHXH Việt Nam thì Trung tâm Truyền thông có trách nhiệm công khai kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của BHXH Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?