Các phiên họp của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng do ai điều hành? Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm gì?
Các phiên họp của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng do ai điều hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng điều hành và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng không tham dự được thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp.
2. Hội đồng thảo luận và biểu quyết về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng. Quyết định về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của người điều hành phiên họp.
3. Hội đồng phải lập biên bản về việc kiểm kê, phân loại, định giá, đề xuất phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.
...
Đối chiếu quy định trên, các phiên họp của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng do Chủ tịch Hội đồng điều hành và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự.
Nếu Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng không tham dự được thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp.
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định trách nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng như sau:
Trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm:
a) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
b) Quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng;
c) Quyết định kế hoạch, thời gian thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng;
d) Điều hành các phiên họp của Hội đồng;
đ) Đại diện cho Hội đồng ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng; ký Hợp đồng mua bán hàng hóa với người mua được tài sản; giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Thông tư này;
e) Lập dự toán cho công tác xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Thông tư này.
2. Các thành viên khác của Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Hội đồng. Riêng đại diện Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, tham mưu cho Hội đồng trong việc xác định giá trị hàng hóa tồn đọng.
Đối chiếu quy định trên, Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm sau đây:
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
- Quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng;
- Quyết định kế hoạch, thời gian thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng;
- Điều hành các phiên họp của Hội đồng;
- Đại diện cho Hội đồng ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng; ký Hợp đồng mua bán hàng hóa với người mua được tài sản; giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Thông tư này;
- Lập dự toán cho công tác xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Thông tư này.
Biên bản của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng gồm những nội dung nào?
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
...
4. Nội dung chính của Biên bản gồm: Họ, tên những người tham gia xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm tiến hành; kết quả kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; kết quả biểu quyết của Hội đồng về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; chữ ký của các thành viên của Hội đồng.
Như vậy, biên bản của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng gồm những nội dung sau đây:
+ Họ, tên những người tham gia xử lý hàng hóa tồn đọng;
+ Thời gian, địa điểm tiến hành;
+ Kết quả kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng;
+ Ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng;
+ Kết quả biểu quyết của Hội đồng về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng;
+ Thời gian, địa điểm hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng và chữ ký của các thành viên của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?